Bạn là nhà giao dịch mới muốn học một phương pháp giao dịch đơn giản? Hay một trader có kinh nghiệm đang cố gắng đơn giản hóa giao dịch của chính mình? Trong cả hai trường hợp, mục tiêu phù hợp nhất chính là trở thành một nhà giao dịch hành động giá (Price Action). Các bước trở thành trường phái Price Action traders không phải là một quá trình ngẫu nhiên. Để thực hiện được điều này, bạn cần trau dồi và luyện tập một cách bài bản theo những bước mà TradaFX sẽ đề cập trong bài viết ngày hôm nay.
Bắt đầu nhé!!!
1. 5 BƯỚC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ GIAO DỊCH PRICE ACTION CHUYÊN NGHIỆP
Nhiều nhà giao dịch mới khi bắt đầu tìm hiểu về Price Action (hành động giá), điều xảy ra là họ thường bắt đầu với những quan niệm sai lầm, và kết thúc bằng sự thất vọng. Do vậy, để có một hành trình luyện tập có kết quả, hãy suy nghĩ và hiểu về giao dịch hành động giá theo đúng nghĩa của nó. Theo dõi Các bước để bạn có thể trở thành Price Action traders dưới đây.
1.1. Nhận thức đúng về giao dịch theo trường phái price action
Điểm mạnh của giao dịch hành động giá chính là tính đơn giản. Tập trung rõ ràng vào giá sẽ cho bạn những gì bạn cần để đưa ra quyết định giao dịch forex hợp lý. Bạn là một người muốn đơn giản hóa mọi thứ trong cuộc sống? Nếu vậy, bạn sẽ thấy giao dịch price action thật sự hấp dẫn. Còn nếu bạn là người thích mày mò các công thức và thực hiện các phân tích chuyên sâu? Lúc này, giao dịch hành động giá có thể không dành cho bạn.

Một lưu ý quan trọng khác trước khi bắt đầu đó là hành động giá không đảm bảo giao dịch của bạn sẽ thành công. Điều này là bởi giao dịch không chỉ là phân tích, nó còn có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý cũng như các yếu tố khác mà bạn không thể kiểm soát.
Hành động giá có thể thay đổi quan điểm thị trường của bạn, nhưng nó không giải quyết được các vấn đề cá nhân của bạn.
1.2. Nắm vững kiến thức cơ bản về Hành động giá
Như đã đề cập, trường phái price action mang lại lợi thế vì nó là một cách tiếp cận đơn giản. Bạn là người không muốn làm phức tạp nó ngay từ đầu.
Do vậy, cách tốt nhất để học về Price Action là đi từ dễ đến khó. Điều này có nghĩa là bạn không nên bắt đầu với:
Và bạn nên bắt đầu với:
- Mức giá mở cửa, đóng cửa, mức giá cao nhất, thấp nhất của một thanh nến
- Đuôi và thân nến
- Các điểm dao động (điểm đảo chiều)
- Các khái niệm về mức kháng cự hỗ trợ (Cấu trúc thị trường)

1.3. Thay thế các chỉ báo giao dịch của bạn
Sau khi nắm được các công cụ hành động giá cơ bản, bạn có thể bắt đầu chuyển sang giao dịch hành động giá.
Nếu bạn đang sử dụng các chỉ báo, đây sẽ là một thách thức để bạn loại bỏ các công cụ yêu thích của mình khỏi biểu đồ giá. Chìa khóa ở đây là tiếp cận nhiệm vụ này với một hệ thống rõ ràng.
Nó sẽ như thế này:
- Liệt kê các chỉ báo bạn đang sử dụng.
- Đối với mỗi chỉ báo, bạn hãy viết ra mục đích của nó.
- Bạn có thể đạt được mục đích tương tự với hành động giá không?
- Nếu bạn có thể, hãy loại bỏ chỉ báo.
Đừng nghĩ rằng bạn đang loại bỏ các chỉ báo giao dịch của mình. Hãy coi nó giống việc thay thế các chỉ báo của bạn bằng phương pháp giao dịch hành động giá. Ví dụ: bạn có SMA 50 chu kỳ trên biểu đồ của mình. Bạn có thể sử dụng nó để đánh giá xu hướng thị trường.
Bây giờ, hãy nghĩ về các phương pháp giao dịch hành động giá mà bạn đã học để xác định xu hướng. Ví dụ: đường xu hướng và cấu trúc dao động thị trường.

1.4. Hình thành chiến lược giao dịch theo trường phái Price Action
Với những gì đã học về hành động giá, hãy xây dựng cho mình một chiến lược giao dịch hành động giá phù hợp. Bạn sẽ thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Giữ nó một cách đơn giản: Chỉ sử dụng các phương pháp giao dịch hành động giá phù hợp với bạn. Đừng cố gắng làm quá tải bộ não của mình với những khái niệm mới.
Bám sát vào loại giao dịch mà bạn đã quen: Nếu bạn đã giao dịch thoái lui kết hợp với các chỉ báo, thì hãy tiếp tục giao dịch như vậy.
Hãy giữ một chỉ báo, nếu bạn muốn. Hầu hết các nhà giao dịch đều có một chỉ báo yêu thích. Nếu bạn cảm thấy không an toàn khi giao dịch “trần trụi”, hãy giữ lấy một chỉ báo. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mục đích của bạn là “cai nghiện” chỉ báo và không sử dụng nó như một “chiếc nạng”.
Chiến lược giao dịch hành động giá là một nhiệm vụ mà bạn phải luyện tập hàng ngày. Nó chính là bệ phóng vững chắc cho sự nghiệp giao dịch hành động giá của bạn sau này.
1.5. Mô phỏng và thử nghiệm Hành động giá trong thực tế
TradaFX khuyên bạn nên bắt đầu học Price Action bằng cách tìm kiếm các mô hình giá và biến động thị trường. Tuy nhiên, giao dịch price action cũng là một nghệ thuật. Bạn chỉ có thể phát triển kỹ năng thực sự thông qua việc quan sát thị trường trong thời gian thực.
Bạn cần phát triển trực giác của mình với tư cách là một trader thực thụ. Theo dõi hành động giá và kiên nhẫn chờ đợi thiết lập hoàn hảo của bạn là cách tốt nhất để thực hiện điều đó. Bạn sẽ học được khi nào thì chiến lược giao dịch của mình hoạt động và khi nào thì không.
Đối với bước cuối cùng này, chúng tôi khuyên bạn nên viết nhật ký. Ở đây chúng tôi không đề cập đến bản ghi các giao dịch của bạn sau khi đã thực hiện chúng. Tôi đang nói về nhật ký phân tích hành động giá đang diễn ra của bạn.
Quan sát hành động giá và viết ra phân tích của bạn. Thực hiện việc này trong thời gian thực, bất kể bạn đã thực hiện giao dịch hay chưa. Điều này sẽ giúp bạn củng cố kiến thức và xây dựng sự tự tin của mình với tư cách là một nhà giao dịch hành động giá.
2. NHỮNG NHÀ GIAO DỊCH PRICE ACTION THÀNH CÔNG NHẤT TRONG LỊCH SỬ
2.1. Gary Wagner

Gary Wagner bắt đầu giao dịch trên thị trường tài chính từ cuối những năm 1980. Cốt lõi trong chiến lược giao dịch của anh ấy xoay quanh mô hình nến như một phương pháp hành động giá. Ban đầu, anh ấy không hiểu cơ chế của trường phái Price Action. Nhưng Gary Wagner dần “phải lòng” với Candlesticks và thậm chí còn dựa vào đó để phân tích tâm lý thị trường.
Không còn nghi ngờ gì, Gary Wagner đang tập trung vào việc hoàn thiện các kỹ thuật giao dịch của mình với Candlesticks. Anh ấy thừa nhận rằng, việc sử dụng Candlesticks để tìm hiểu đã giúp anh ấy đạt được rất nhiều tiến bộ và thu lợi nhuận ổn định. Sau đó, Wagner đã phát triển thành công một chỉ báo có tên là Candlestick Forecaster. Gary Wagner nhấn mạnh rằng các nhà phân tích và nhà giao dịch kỹ thuật có nghĩa vụ phải tìm hiểu cơ chế Hành động Giá, đây chính là biểu hiện của tâm lý thị trường.
2.2. Nial Fuller

Hầu hết các cuộc thảo luận về trường phái Price Action mà bạn tìm thấy trong các bài báo ngày nay có thể được truyền cảm hứng từ Nial Fuller. Đúng vậy, anh chàng này đã chia sẻ rất nhiều chiến lược giao dịch Price Action thông qua trang web của chính mình. Từ việc sử dụng các mẫu hình nến đến sự kết hợp của chúng với các chỉ báo kỹ thuật, Nial đã giải thích một cách rõ ràng về việc áp dụng phân tích hành động giá cho giao dịch thực tế.
Quy trình giao dịch Price Action mà anh ta thực hiện không quá phức tạp. Mỗi ngày, anh ấy đều thức dậy sớm để theo dõi thị trường và lập kế hoạch giao dịch, sau đó đặt các vị thế giao dịch của mình theo các thiết lập Price Action. Nial sau đó sẽ để các vị thế của mình chạy và chỉ theo dõi các giao dịch vào buổi chiều.
Thiết lập mà anh ấy sử dụng khá đơn giản; hành động giá hình thành xung quanh các đường EMA 8, EMA 21 và các mức kháng cự hỗ trợ. Nial Fuller sử dụng khung thời gian Hàng ngày, nhưng anh ấy cũng có thể đi xuống khung thời gian H4 để tìm kiếm các tín hiệu hành động giá phù hợp với xu hướng trên biểu đồ hàng ngày.
2.3. Chris Lori

Chris Lori là một nhà giao dịch thành công cũng như một cố vấn đã giao dịch từ năm 2001. Chris Lori cũng sử dụng cách tiếp cận ngắn hạn làm chiến lược giao dịch hàng đầu của mình. Nhà giao dịch nổi tiếng chủ yếu tập trung vào giao dịch trong ngày và sử dụng hành động giá hoàn toàn như một “hỗ trợ” kỹ thuật. Anh ấy thậm chí còn thừa nhận rằng biểu đồ giao dịch của mình không có bất kỳ chỉ báo nào.
Mặc dù anh ấy chủ yếu áp dụng giao dịch trong ngày, nhưng Chris Lori không nhất thiết phải quyết liệt trong việc thiết lập quản lý rủi ro của mình. Thay vào đó, anh ta giữ rủi ro của mình ở khía cạnh bảo thủ, thường ở mức thấp hơn một nửa phần trăm mục tiêu của mình. Theo Chris, đây là công thức thành công cho đa số các nhà giao dịch chuyên nghiệp; họ không theo đuổi lợi nhuận cao chỉ để hả hê về chúng trong các diễn đàn giao dịch, mà tập trung vào việc duy trì rủi ro. Anh ấy tin rằng các tài khoản được quản lý tốt sẽ tồn tại lâu hơn và thu được lợi nhuận ổn định trong thời gian dài.
2.4. Rayner Teo

Nhà giao dịch đẳng cấp thế giới cuối cùng đi theo trường phái Price Action trong thiết lập giao dịch của mình là Rayner Teo. Nhà giao dịch sinh sống tại Singapore đã áp dụng hành động giá làm tín hiệu xác nhận trước khi thực hiện lệnh. Rayner Teo đặc biệt trang bị cho mình kỹ thuật hành động giá để phản ứng với các điều kiện phá vỡ giả có thể xảy ra xung quanh các mức kháng cự hỗ trợ.
Nói chung, Rayner Teo chạy theo phương pháp theo xu hướng và thích nắm bắt cơ hội trong hầu hết các điều kiện thị trường, kể cả điều kiện thị trường theo xu hướng và Sideways. Anh ta thường tìm kiếm các tín hiệu đột phá và xác nhận chúng xung quanh vùng kháng cự hỗ trợ.
3. TÓM LƯỢC
Như vậy, qua bài viết này TradaFX đã chia sẻ kinh nghiệm forex với bạn các bước để trở thành trường phái Price Action Traders.
Các bước để bạn có thể trở thành Price Action traders là:
- Nhận thức đúng đắn về giao dịch hành động giá
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về hành động giá
- Thay thế các chỉ báo giao dịch của bạn
- Hình thành chiến lược giao dịch hành động giá của mình
- Mô phỏng và thử nghiệm hành động giá trong thực tế
5 bước này không phải là phép thuật – và bạn có thể phải lặp lại một số bước. Và nếu bạn kiên trì, bạn sẽ kiếm được lợi nhuận ổn định từ một cách tiếp cận đơn giản hơn trong giao dịch.
Chúc bạn thành công trong sự nghiệp trading!!!