[TỔNG HỢP] Các Cách Giao Dịch Với Pivot Point Tốt Nhất

Cách giao dịch với Pivot Point là sử dụng chúng giống như các mức hỗ trợ và kháng cự thông thường. Cũng giống như mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng, giá sẽ kiểm tra các mức này nhiều lần.

I. PIVOT POINT CHO GIAO DỊCH PHẠM VI (SIDEWAY)

Cách giao dịch với Pivot Point là sử dụng chúng giống như các mức hỗ trợ và kháng cự thông thường. Cũng giống như mức hỗ trợ kháng cự quan trọng, giá sẽ kiểm tra các mức này nhiều lần.

Cặp tiền tệ chạm pivot point rồi đảo chiều càng nhiều thì nó càng mạnh. Trên thực tế, “pivoting” có nghĩa là đạt đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự và sau đó đảo chiều.

Nếu bạn thấy rằng mức pivot đang được duy trì, nó có thể mang lại cho bạn một số cơ hội giao dịch tốt.

  • Nếu giá gần đến mức kháng cự bên trên, bạn có thể BÁN cặp tiền; đặt lệnh dừng lỗ ngay trên mức kháng cự.
  • Nếu giá gần đến mức hỗ trợ, bạn có thể MUA; đặt điểm dừng lỗ ngay dưới mức hỗ trợ.

Hãy xem một ví dụ để bạn có thể hình dung điều này.

Đọc thêm bài viết chuyên sâu về Pivot Point là gì

Biểu đồ 15 phút của cặp GBP/USD:

Biểu đồ 15 phút của cặp GBP/USD

Trong biểu đồ trên, bạn thấy rằng giá đang kiểm tra mức hỗ trợ S1. Nếu bạn nghĩ rằng nó sẽ được giữ vững, bạn nên mua tại mức giá của thị trường. Sau đó bạn cần đặt một lệnh cắt lỗ vượt qua mức hỗ trợ tiếp theo.

Nếu bạn cẩn trọng hơn, bạn có thể đặt một điểm dừng lỗ mở rộng ngay dưới S2. Nếu giá vượt qua S2, rất có thể nó sẽ không tăng trở lại. Lý do là bởi cả S1 và S2 đều có thể trở thành mức kháng cự.

Nếu bạn quyết liệt hơn một chút và tự tin rằng hỗ trợ tại S1 sẽ được giữ vững, bạn có thể đặt điểm dừng lỗ ngay dưới S1.

Đối với điểm chốt lời, bạn có thể nhắm mục tiêu PP hoặc R1; chúng cũng có thể cung cấp một số mức kháng cự. Hãy xem điều gì đã xảy ra nếu bạn mua ở đó.

mục tiêu PP hoặc R1

Có vẻ như S1 được giữ làm mức hỗ trợ! Hơn nữa, nếu bạn đã nhắm mục tiêu R1 làm điểm chốt lời, điều đó thật tuyệt vời.

Tất nhiên, nó không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Bạn không nên chỉ dựa vào các mức pivot point. Bạn nên lưu ý xem các mức pivot point có phù hợp với các mức hỗ trợ và kháng cự trước đây hay không.

Để chắc chắn hơn, bạn nên kết hợp với mô hình nến, các chỉ báo khác.

Giả sử bạn thấy nến Doji hình thành trên S1 hoặc Stochastic cho thấy quá bán; khả năng cao S1 sẽ được coi là mức hỗ trợ.

Giao dịch thường diễn ra giữa các mức hỗ trợ và kháng cự đầu tiên. Thỉnh thoảng, giá sẽ kiểm tra lại các mức thứ hai. Đôi khi, các mức thứ ba cũng sẽ được kiểm tra. Tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu rằng đôi khi, giá sẽ phá vỡ ở tất cả các mức này.

2. PIVOT POINT CHO GIAO DỊCH BREAKOUT

Các pivot point sẽ không tồn tại mãi mãi. Mặc dù Cách giao dịch với Pivot Point trong giao dịch phạm vi là hiệu quả; nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trong những thời điểm mà các mức này không giữ được, bạn nên chuẩn bị sẵn một số công cụ trong các công cụ giao dịch của mình để phản ứng với các tình huống thay đổi!

2.1. Sử dụng pivot point để giao dịch các phá vỡ tiềm năng

Hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới. Có thể thấy các giao dịch phá vỡ tiềm năng bằng cách sử dụng pivot point. Dưới đây là biểu đồ 15 phút của cặp EUR/USD.

Sử dụng pivot point để giao dịch các phá vỡ tiềm năng

Có thể thấy rằng cặp EUR/USD đã tăng mạnh trong suốt cả ngày, giá mở cửa đã tạo “GAP” tăng phía trên pivot point. Giá đã tăng mạnh trước khi dừng lại một chút tại R1.

Cuối cùng, mức kháng cự đã bị phá vỡ và cặp tiền này đã tăng lên 50 pips!

Nếu bạn thực hiện theo “aggressive way”, bạn sẽ nắm bắt được động thái ban đầu; và sẽ rất vui mừng. Mặt khác, nếu bạn đi theo cách “an toàn” và chờ đợi kiểm tra lại, bạn sẽ không bắt được lần phá vỡ đầu tiên. Giá đã không kiểm tra lại sau khi phá vỡ R1. Trên thực tế, điều tương tự cũng xảy ra với cả R2! Hãy để ý xem những người mua cặp EUR/USD cũng đã cố gắng đẩy giá lên đến R3.

Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện theo “aggressive way”, bạn có thể sẽ bị mắc lừa vì giá không thể duy trì mức phá vỡ ban đầu. Nếu điểm dừng lỗ của bạn quá gần thì bạn sẽ bị stop out. Sau đó, bạn sẽ thấy, giá cuối cùng đã phá vỡ. Lưu ý rằng cũng có một lần nó kiểm tra lại đường kháng cự bị phá vỡ. Ngoài ra, hãy quan sát cách cặp tiền này đảo chiều vào cuối ngày và phá vỡ khỏi R3. Đó là một cơ hội để thực hiện giao dịch bán khi giá kiểm tra lại mức kháng cự đã chuyển thành hỗ trợ.

“Đảo ngược vai trò”

Hãy nhớ rằng, khi mức hỗ trợ bị phá vỡ, chúng thường chuyển thành mức kháng cự. Khái niệm “đảo ngược vai trò” này cũng áp dụng cho mức kháng cự bị phá vỡ trở thành mức hỗ trợ. Đây sẽ là cơ hội tốt để thực hiện phương pháp “an toàn”.

2.2. Nên đặt lệnh dừng lỗ và mục tiêu giá ở đâu khi giao dịch breakout?

Một trong những điều khó khăn khi thực hiện các giao dịch breakout là chọn một vị trí để đặt điểm dừng lỗ của bạn. Không giống như giao dịch theo phạm vi giá – nơi bạn đang tìm kiếm sự phá vỡ các mức hỗ trợ và kháng cự của pivot point, trong trường hợp này bạn đang tìm kiếm các động thái di chuyển nhanh và mạnh mẽ.

Về lý thuyết, khi một mức bị phá vỡ, mức đó có thể sẽ trở thành “hỗ trợ chuyển sang kháng cự” hoặc “kháng cự chuyển thành hỗ trợ”. Một lần nữa, điều này được gọi là sự đảo ngược vai trò. Nếu bạn thực hiện giao dịch mua và giá phá vỡ R1, bạn có thể đặt điểm dừng lỗ ngay dưới R1.

Hãy quay lại biểu đồ của cặp EUR/USD đó để xem bạn có thể đặt điểm dừng ở đâu.

Đối với việc thiết lập mục tiêu giá, bạn thường nhắm đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự của pivot point tiếp theo làm điểm chốt lời của bạn. Rất hiếm khi giá phá vỡ tất cả các mức pivot point trừ khi có một sự kiện kinh tế lớn hoặc tin tức bất ngờ xuất hiện.

Nên đặt lệnh dừng lỗ và mục tiêu giá ở đâu khi giao dịch breakout?

Trong ví dụ này, khi bạn thấy giá phá vỡ R1, bạn sẽ đặt điểm dừng lỗ ngay dưới R1. Nếu bạn tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng, bạn có thể giữ vị thế của mình và di chuyển điểm dừng lỗ theo cách thủ công để xem liệu động thái đó có tiếp tục hay không. Như với bất kỳ phương pháp hoặc chỉ báo nào, bạn phải hiểu được những rủi ro khi thực hiện các giao dịch breakout.

  1. Trước hết, bạn không biết liệu việc di chuyển có tiếp tục hay không. Bạn có thể nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng; nhưng thay vào đó, bạn bắt được đỉnh hoặc đáy, điều đó có nghĩa là bạn đã bị “lừa”!
  2. Thứ hai, bạn sẽ không chắc đó có phải là một sự phá vỡ thực sự hay chỉ là những động thái bất ngờ gây ra bởi việc xuất hiện các tin tức quan trọng. Biến động tăng đột biến là điều thường xảy ra trong các sự kiện tin tức, vì vậy hãy đảm bảo cập nhật những tin tức mới nhất và nhận biết những gì trên lịch kinh tế trong ngày hoặc trong tuần.
  3. Cuối cùng, giống như Cách giao dịch với Pivot Point trong giao dịch phạm vi, tốt nhất là bạn nên nắm bắt các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng khác. Giá có thể vượt qua R1, kiểm tra mức kháng cự và giảm trở lại.

Bạn nên sử dụng kiến ​​thức ngoại hối của mình về hỗ trợ và kháng cự, các mẫu hình nến và các chỉ báo động lượng để giúp bạn đưa ra các tín hiệu mạnh mẽ hơn về việc liệu sự phá vỡ có thực sự xảy ra hay không.

3. PIVOT POINT CHO GIAO DỊCH SWING

Đối với các nhà giao dịch thích giao dịch trung và dài hạn, có thể thực hiện giao dịch Swing với Pivot Point bằng cách sử dụng khung thời gian hàng tuần/hàng tháng. Biểu đồ bên dưới mô tả biểu đồ hàng tuần chỉ với các mốc thông số của Pivot Point (có thể chỉnh sửa thông số bằng cách thay đổi cài đặt trên nền tảng giao dịch của bạn). Rõ ràng là đã có một sự đảo chiều xu hướng thành xu hướng tăng sau khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự trước đó.

Bây giờ mức kháng cự đó đã hoạt động như một mức hỗ trợ, các nhà giao dịch ngoại hối có thể đặt các lệnh mua dài hạn ở mức Pivot Point. Có một phá vỡ giả (tại vòng tròn màu xanh lam) nhưng sau đó xuất hiện một mức tăng đáng kể có thể được khai thác. Các mức Pivot không phải lúc nào cũng chứa đựng vùng giá quan trọng, nhưng nó cung cấp một mức giá có thể duy trì xu hướng chính của thị trường. Đây có thể là một khoản thời gian dài để chuẩn bị kế hoạch giao dịch của mình đối với Swing Trader.

Dưới đây là một biểu đồ hàng tuần của USD/ZAR:

pivot point cho giao dịch swing

4. SỬ DỤNG PIVOT POINT TIÊU CHUẨN NHƯ MỘT HỖ TRỢ/KHÁNG CỰ ĐỘNG

Các nhà giao dịch có thể sử dụng các Pivot tiêu chuẩn làm mức hỗ trợ hoặc kháng cự động. Để có thể dễ dàng hình dung, bạn có thể nhìn vào hình ảnh phía dưới:

sử dụng các Pivot cổ điển làm mức hỗ trợ hoặc kháng cự động.

Khi giá và mức S1 tăng và các nhà giao dịch có thể di chuyển các điểm dừng lỗ của họ để phù hợp với mức này. Sau đó, có thể chốt lợi nhuận nếu thị trường đảo chiều. Các điểm S1 thường được sử dụng để di chuyển giá dừng lỗ theo hướng có lợi. S2 và S3 cũng có thể được sử dụng nhưng trong điều kiện thị trường biến động hơn. Khi đó các bạn cũng nên giao dịch với một quy mô nhỏ hơn bình thường.

5. DÙNG PIVOT POINT ĐO LƯỜNG TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG

Bạn có thể sử dụng pivot point để đánh giá tâm lý thị trường. Điều này có nghĩa là bạn có thể biết được liệu người mua hay bán đang chiếm ưu thế. Hay các nhà giao dịch đang có xu hướng mua, bán cặp tiền nào. Giá phá vỡ PP và tăng cao hơn là tín hiệu các nhà giao dịch đang tăng giá cặp tiền; bạn nên bắt đầu mua cặp tiền này.

Dưới đây là một ví dụ về những gì đã xảy ra khi giá duy trì trên pivot point.

dùng pivot point để đo lường tâm lý thị trường

Trong ví dụ này, chúng ta thấy rằng cặp EUR/USD đã mở cửa phía trên pivot point.

Sau đó, giá tăng ngày càng cao, phá vỡ tất cả các mức kháng cự. Bây giờ, nếu giá phá vỡ pivot point xuống đáy thì bạn nên bắt đầu bán.

Giá nằm dưới pivot point sẽ báo hiệu tâm lý giá giảm; người bán có thể chiếm ưu thế trong phiên giao dịch.

Hãy xem biểu đồ của cặp GBP/USD.

dùng pivot point để đo lường tâm lý thị trường

Trong biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng giá đã kiểm tra pivot point. Và mức đó được giữ như một mức kháng cự. Tiếp theo, cặp tiền này tiếp tục di chuyển ngày càng thấp hơn. Nếu bạn đã có được manh mối rằng giá vẫn ở dưới pivot point và bán cặp tiền này, bạn sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận kha khá. Cặp GBP/USD đã giảm gần 300 pips! Tất nhiên, nó không phải lúc nào cũng diễn ra như thế này. Đôi khi bạn nghĩ rằng các nhà giao dịch ngoại hối đang bán một cặp tiền. Sau đó thấy rằng cặp đó đảo chiều và di chuyển tới đỉnh!

cách giao dịch pivot point

Trong ví dụ này, nếu bạn thấy giá phá vỡ thấp hơn từ pivot point và quyết định bán ra, bạn sẽ có một ngày khá buồn đấy!

Vậy bài học ở đây là gì?

Các nhà giao dịch luôn thay đổi! Nhận thức của các nhà giao dịch về một loại tiền tệ có thể thay đổi từng ngày; thậm chí từ phiên này sang phiên khác. Vậy nên, bạn không thể đơn giản là mua khi giá ở trên pivot point hoặc bán khi giá ở dưới nó.

6. TÓM LƯỢC

Quan bài viết Cách giao dịch với Pivot Point, dù cho Pivot point có hiệu quả đến đâu thì bạn cũng không nên chỉ sử dụng nó để ra các quyết định giao dịch. Bạn nên kết hợp với các chỉ báo khác để giúp bạn có được giao dịch forex tốt nhất. Chúc bạn thành công!

4.5/10 - (3 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Brokers Được Cấp Phép
Thành lập năm 2007, Axi đã nhanh chóng trở thành công ty giao dịch trực tuyến hàng đầu
AAAFx là công ty môi giới forex lâu đời có trụ sở chính tại Athens, Hy Lạp.
Được thành lập vào năm 2009 bởi Finvasia Group, Fxview có trụ sở tại Limassol, Cyprus
XM là một trong những sàn giao dịch ngoại hối hàng đầu thế giới
OANDA uy tín với thời gian trường tồn trên thị trường tài chính kéo dài gần 3 thập kỷ
FXGT hiện là đối tác uy tín tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia,Thailand và Châu Phi

Amega Global Ltd hiện là một công ty đầu tư, được cấp phép bởi FCA ( Mauritius ).

IG Nằm Trong Top Những Tổ Chức Hàng Đầu Về Giao Dịch Trực Tuyến.

Dukascopy là sàn giao dịch chuyên nghiệp,uy tín phù hợp với nhiều nhà giao dịch
Rakuten Securities là nhà môi giới ngoại hối,chỉ số đến từ tokyo