SÓNG XUNG LỰC MOTIVE WAVE | Lý thuyết sóng Elliottt toàn tập

Một Mô Hình Hoàn Chỉnh Theo Lý Thuyết Sóng Elliott Sẽ Gồm Rất Nhiều Thành Phân. Một Trong Số Đó Là Mô Hình Motive Wave (Impulse Wave) – Mô Hình Sóng Xung Lực. Thuật Ngữ Này Được sử Dụng Nhằm Mô Tả Các Đợt Sóng Giá Mạnh Di Chuyển Theo Xu Hướng Chủ Đạo. 

Sóng xung lực motive wave – Chuyển động của sóng theo xu hướng đang diễn ra trong năm sóng. Đây là một trong hai loại sóng cấu tạo nên sóng Elliott. Để tìm hiểu chi tiết hơn hãy cùng đọc bài viết hôm nay của TradaFX nhé!

Movetive wave youtube, toàn tập elliott youtube

1. MOTIVE WAVE (IMPULSE WAVE) LÀ GÌ?

Mô hình motive wave (impulse wave) là mô hình sóng xung lực. Thuật ngữ này được sử dụng nhằm mô tả các đợt sóng giá mạnh di chuyển theo xu hướng chủ đạo.

Nó được nhắc đến rất nhiều khi đề cập tới lý thuyết sóng Elliott. Nói đơn giản, sóng impulse là các chuyển động đi lên trong xu hướng tăng và chuyển động đi xuống trong xu hướng giảm.

Lý thuyết sóng Elliott biến động giá trên thị trường được chia thành hai loại: sóng xung lực motive wavesóng điều chỉnh corrective wave. Trong đó, motive wave để chỉ những sóng giá di chuyển theo xu hướng chủ đạo còn sóng điều chỉnh là chỉ những sóng giá di chuyển theo hướng ngược lại.

Sóng motive wave  được chia thành năm sóng nhỏ hơn, được ký hiệu bằng các số 1, 2, 3, 4 và 5, như được minh họa trong biểu đồ dưới đây.

MOTIVE WAVE (IMPULSE WAVE) LÀ GÌ?

Nhìn vào hình minh hoạ, có thể thấy được ba sóng phụ 1, 3 và 5 trong sóng impulse hướng lên. Trong khi đó, hai sóng phụ còn lại của motive wave là sóng 2 và 4 hướng xuống. Sóng 2 và sóng 4 cũng được coi là các sóng điều chỉnh ngắn, di chuyển ngược lại so với xu hướng chính.

Sóng motive wave có xu hướng di chuyển tương đối dễ dàng theo hướng của xu hướng lớn hơn. Do đó, nó dễ dàng phát hiện và giải thích.

Một điều thú vị liên quan đến các mô hình sóng motive wave đó là chúng không bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này cho phép một số đợt sóng kéo dài trong vài giờ, vài ngày, vài tuần hay thậm chí lên tới hàng năm.

Sóng motive wave được chia ra làm hai loại chính là sóng xung lực motive wave và sóng chéo. Trong sóng motive wave còn có thêm phần sóng motive wave.

2. SÓNG XUNG LỰC MOTIVE WAVE

SÓNG XUNG LỰC MOTIVE WAVE

Nguyên tắc sóng motive wave elliott:

– Sóng motive wave chia nhỏ thành 5 sóng. Trong hình minh hoạ phía trên, có thể thấy được các cấp độ sóng nhỏ hơn ký hiệu sóng 1, 2, 3, 4 và 5.

– Các sóng 1, 3 và 5 được coi là các sóng xung lượng nhỏ hơn.

– Sóng 2 không thể thoái lui nhiều hơn so với mức bắt đầu của sóng 1.

– Trong ba sóng 1, 3, và 5 thì sóng 3 không được là sóng ngắn nhất. Thông thường, sóng 3 sẽ là sóng dài nhất.

– Sóng 4 không được thoái lui xuống thấp hơn hoặc bằng mức kết thúc của sóng 1.

– Sóng 5 không cần thiết phải kết thúc với phân kỳ động lượng.

Với các nguyên tắc của lý thuyết sóng elliott thì ba nguyên tắc cuối cùng không được vi phạm. Nếu một trong những quy tắc này bị vi phạm, thì cấu trúc không phải là sóng xung lực.

Mối liên hệ với Fibonacci thoái lui và sóng Elliott, bài viết trước đã đề cập khá chi tiết nên bài viết này sẽ không nhắc lại.

2.1. Motive wave mở rộng

Nếu chúng ta coi các sóng motive wave phụ cũng có các sóng nhỏ hơn thì mô hình sóng elliott wave xung lượng được coi là phần mở rộng hơn của sóng xung lượng thông thường.

Motive wave mở rộng

Và kể cả phần mở rộng của sóng motive wave thì vẫn cần tuân theo các quy tắc lý thuyết sóng elliot. Sóng elliott motive wave mở rộng có các đặc điểm sau:

– Thông thường phần mở rộng thường xuất hiện đối với các sóng 1, sóng 3 và sóng 5.

– Sự mở rộng thường xuyên xảy ra trong làn sóng thứ ba trên thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối. Thị trường hàng hóa thường phát triển mở rộng trong làn sóng thứ năm

2.2. Sóng chéo

Một loại sóng xung lực tiếp theo là sóng chéo. Giống như sóng động lực thông thường, nó cũng bao gồm năm sóng phụ và di chuyển theo hướng của xu hướng chủ đạo.

Sóng chéo có hình dạng giống như mô hình nêm mở rộng hoặc co lại. Ngoài ra, các sóng phụ của sóng chéo có thể không có 5 sóng, tùy thuộc vào loại sóng chéo nào đang được quan sát. Sóng chéo được chia ra làm hai loại: leading diagonal (Sóng chéo đầu) và Ending Diagonal (Sóng chéo cuối).

2.2.1. Sóng chéo đầu (Leading Diagonal)

Cấu trúc mô hình sóng chéo đầu thường trông giống cấu trúc 3-3-3-3-3, nhưng chúng ta cũng có thể có mô hình này với hình dạng cấu trúc khác là 5-3-5-3-5. Mô hình 3-3-3-3-3 tức là mỗi sóng phụ được cấu tạo bởi ba sóng ngắn hơn. Quy tắc tương tự với cấu trúc 5-3-5-3-5.

Sóng chéo đầu (Leading Diagonal)

Sở dĩ được gọi là sóng chéo đầu bởi các sóng sóng chéo hình thành ở đầu mô hình sóng motive wave. Nguyên tắc của mô hình sóng Elliott là sóng 4 không được thoái lui xuống điểm kết thúc của sóng 1. Tuy nhiên, để hình thành mô hình sóng chéo thì quy tắc này sẽ bị vi phạm.

Còn hai quy tắc còn lại của lý thuyết sóng Elliott sẽ không bị vi phạm. Sóng 2 không được phép thoái lui xuống dưới điểm bắt đầu sóng 1; và sóng 3 không được là sóng ngắn nhất. Trong hầu hết các trường hợp, sóng đầu tiên của sóng chéo đầu là sóng dài nhất và sóng thứ ba sẽ nhỏ hơn sóng đầu tiên.

Chuỗi bài giảng chuyên sâu về Sóng elliott: https://www.youtube.com/watch?v=BElkk7hIpRM

Thực tế, bạn không nên xác định mô hình sóng chéo đầu trong biểu đồ thời gian thực. Nó sẽ gần như là sự lựa chọn cuối cùng khi phân tích biểu đồ. Bạn chỉ nên sử dụng mô hình sóng chéo này trên các biểu đồ trong quá khứ khi không có số lượng sóng nào khác phù hợp.

2.2.2. Sóng chéo cuối (Ending Diagonal)

Ngược lại với Leading Diagonal, mô hình sóng chéo cuối hình thành ở cuối mô hình sóng xung lượng. Mô hình sóng chéo cuối cùng được hình thành bởi các cấu trúc sóng 3-3-3-3-3 hoặc cấu trúc sóng 5-3-5-3-5. Các cấu trúc này sẽ xuất hiện trong thị trường tăng hoặc giảm trong tất cả các khung thời gian. Tuy nhiên, sóng 4 thoái lui trùng với điểm kết thúc sóng 1 không phải là điều kiện bắt buộc.

Sóng chéo cuối (Ending Diagonal)

Có một số điều kiện mà sóng chéo cuối vẫn phải tuân thủ. Đầu tiên, toàn bộ cấu trúc sóng vẫn phải có năm sóng lớn để cấu tạo nên sóng motive wave. Như đã đề cập, các sóng nhỏ có thể là các cấu trúc 3-3-3-3-3 hoặc cấu trúc sóng 5-3-5-3-5. Thứ hai, sóng ba sẽ không phải là sóng ngắn nhất trong số năm sóng di chuyển; do đó sóng một hoặc sóng thứ năm sẽ ngắn hơn sóng ba.

Cuối cùng, sóng 5 xu hướng tăng của đường chéo kết thúc thị trường tăng giá sẽ có giá trị động lượng thấp hơn. Điều này có thể sử dụng chỉ RSI để đo lường. Tương tự, với xu hướng giảm sóng 3 sẽ có chỉ báo động lượng thấp hơn so với sóng 5.

3. TỔNG KẾT

Sóng xung lực motive wave là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích trong việc phân tích thị trường. Trong năm sóng xung lượng lớn sẽ có các sóng nhỏ hơn trong đó.

Khi nhìn hình minh hoạ, các nhà giao dịch có thể thấy việc xác định sóng xung lượng không có gì là quá khó khăn. Tuy nhiên, khi mở biểu đồ thực tế, bạn có thể sẽ nghĩ khác đấy. TradaFX cũng có video trên Youtube hướng dẫn về sóng xung lượng motive wave, bạn có thể xem tại ĐÂY.

4.5/10 - (6 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Brokers Được Cấp Phép
Thành lập năm 2007, Axi đã nhanh chóng trở thành công ty giao dịch trực tuyến hàng đầu
AAAFx là công ty môi giới forex lâu đời có trụ sở chính tại Athens, Hy Lạp.
Được thành lập vào năm 2009 bởi Finvasia Group, Fxview có trụ sở tại Limassol, Cyprus
XM là một trong những sàn giao dịch ngoại hối hàng đầu thế giới
OANDA uy tín với thời gian trường tồn trên thị trường tài chính kéo dài gần 3 thập kỷ
FXGT hiện là đối tác uy tín tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia,Thailand và Châu Phi

Amega Global Ltd hiện là một công ty đầu tư, được cấp phép bởi FCA ( Mauritius ).

IG Nằm Trong Top Những Tổ Chức Hàng Đầu Về Giao Dịch Trực Tuyến.

Dukascopy là sàn giao dịch chuyên nghiệp,uy tín phù hợp với nhiều nhà giao dịch
Rakuten Securities là nhà môi giới ngoại hối,chỉ số đến từ tokyo