TradaFX muốn chia sẻ với bạn về một vài lỗi dễ mắc trong giao dịch Price Action và cách bạn có thể khắc phục nó. Cùng tìm hiểu nhé!
TradaFX muốn chia sẻ với bạn về một vài lỗi dễ mắc trong giao dịch Price Action và cách bạn có thể khắc phục nó. Cùng tìm hiểu nhé!
Price Action trading là một trong những chiến lược giao dịch phổ biến nhất hiện nay bởi tính đơn giản và dễ dàng thực hiện của nó. Phương pháp này đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử giao dịch và được rất nhiều trader áp dụng; tuy nhiên không phải ai cũng thành công với cách tiếp cận này.
Và nếu bạn là một trong những nhà giao dịch Price Action đang gặp khó khăn; thì TradaFX muốn chia sẻ với bạn về một vài lỗi dễ mắc trong giao dịch Price Action và cách bạn có thể khắc phục nó. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngày hôm nay.
Đây là một Sai lầm trong giao dịch Price Action. Giao dịch hành động giá đòi hỏi sự kiên nhẫn do tần suất giao dịch thấp. Điều này là bởi nó yêu cầu nhà giao dịch phải đợi xác nhận tại vùng hỗ trợ/kháng cự. Xác nhận ở đây có thể ở dạng nến Pin bar hoặc mô hình nến Engulfing.
Tuy nhiên, bằng cách chờ đợi sự xác nhận, nhiều nhà giao dịch có xu hướng bỏ lỡ cơ hội giao dịch khi giá chỉ cần “chạm và đi tiếp” tại các mức hỗ trợ và kháng cự.
Chúng tôi biết thật đau lòng khi bạn thấy giá bật lên khỏi mức mong muốn mà không thể tham gia giao dịch. Vậy, bạn có thể làm gì?
Một cách bạn có thể thực hiện để khắc phục sự cố này là không đợi xác nhận. Đúng vậy, đừng đợi xác nhận.
Những gì bạn có thể làm là xác định mức của bạn như bình thường và cứ giao dịch mà không cần giá xác nhận ở mức đó. Bạn có thể thử điều này trên một tài khoản demo. Sau đó, so sánh nó với tài khoản giao dịch của riêng bạn và xem liệu có bất kỳ sự khác biệt nào về tần suất giao dịch và khả năng sinh lời hay không.
Các nhà giao dịch theo trường phái Price Action sẽ luôn đợi giá đạt đến mức của họ vì họ không quan sát thị trường. Một số mức này có thể là hỗ trợ/kháng cự, hoặc mức kháng cự trước đó đã chuyển thành hỗ trợ, v.v.
Nhưng trong một thị trường có xu hướng, giá thường không quay trở lại để kiểm tra các mức này do động lực cơ bản mạnh mẽ. Điều này khiến nhà giao dịch hành động giá phải luôn quan sát trong khi thị trường đang thực hiện một động thái định hướng.
Quan sát ví dụ bên dưới của cặp EURGBP khung Daily:
Một cách để bạn khắc phục vấn đề này là đi xuống khung thời gian thấp hơn và tìm kiếm các thiết lập giao dịch.
Nếu giá đang tạo một đường parabol di chuyển trên khung thời gian hàng ngày; hãy đi sâu vào khung thời gian 1 giờ để tìm kiếm cơ hội giao dịch.
Ở khung thời gian thấp hơn, bạn sẽ nhận thấy rằng nó có các mức hỗ trợ/kháng cự riêng; sau đó bạn có thể xem xét giao dịch các mức này với cơ sở từ khung thời gian cao hơn.
Dưới đây, bạn có thể thấy các cơ hội giao dịch có thể không rõ ràng trong khung thời gian hàng ngày.
Cặp EURGBP khung 1H:
Nếu bạn đã đọc hầu hết các cuốn sách về giao dịch hoặc tham gia các khóa học trading; bạn sẽ được dạy cách đặt điểm dừng lỗ của mình ngay bên trên hoặc dưới mức cao/thấp nhất của cây nến.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các nhà giao dịch có xu hướng đặt điểm dừng lỗ ở mức rõ ràng. Ví dụ: một vài pips ngoài bóng của nến, hay ngay trên ngưỡng kháng cự, ngay dưới mức hỗ trợ hoặc là một số cụ thể nào đó. Hãy nhớ rằng các sàn giao dịch không ngu ngốc mà họ có thể để bạn đoán được điểm dừng của bạn ở đâu.
Chính vì điều này, bạn sẽ thấy mình bị dừng giao dịch một cách không cần thiết chỉ để xem giá có đi ngược lại hướng có lợi cho bạn.
Một giải pháp cho vấn đề này là đặt các điểm dừng lỗ của bạn xa vùng hỗ trợ và kháng cự, để ngăn chặn hiện tượng Stoploss Hunting.
Một cách tiếp cận khác mà bạn có thể xem xét là sử dụng chỉ báo ATR để đánh giá khoảng cách các lệnh dừng lỗ của mình.
Bằng cách này nếu bạn bị dừng lỗ, đó là một tín hiệu tốt cho thấy vùng hỗ trợ/kháng cự của bạn đã không giữ được.
Theo quan điểm của nhà giao dịch hành động giá, các mô hình nến đóng vai trò xác nhận xem một mức giá có đang được củng cố hay không.
Các mẫu nến như Pin bar hay Engulfing có rất nhiều biến thể và kích thước. Nhưng liệu chúng có cho ý nghĩa giống nhau hay không? Câu trả lời là không. Bởi mô hình Pinbar hay Engulfing càng lớn; thì sự từ chối giá càng mạnh.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận được một Pinbar nhỏ nhìn có vẻ thiếu thuyết phục, lúc này bạn có nên tiếp tục giao dịch không? Làm cách nào để định lượng kích thước của Pinbar trong giao dịch?
Một cách để khắc phục vấn đề này là sử dụng chỉ báo ATR để đánh giá sự biến động của thị trường và so sánh nó với phạm vi của Pin bar.
Về mặt kỹ thuật, tôi sẽ tìm kiếm một Pin bar có phạm vi rộng ít nhất gấp 1,5 lần ATR. Phạm vi so với ATR càng lớn thì càng có nhiều niềm tin về động thái cơ bản. Nhìn vào biểu đồ bên dưới, ATR đã cho trong khoảng thời gian đó là 45 pips. Sau đó, nhận thấy phạm vi của Pinbar 1 là 45 pips; chúng tôi sẽ bỏ qua pin bar này vì nó không gấp 1,5 lần ATR.
Tiếp theo, Pin bar 2 có phạm vi 85 pips! Nó lớn hơn 1.5 lần ATR và điều đó thể hiện rằng có sự tin tưởng đằng sau động thái này. Tôi sẽ chọn Pin bar 2 để giao dịch thay vì chọn Pin bar 1.
Phương pháp này sẽ cho phép bạn xác định các mẫu Pin bar hoặc Engulfing thể hiện sự từ chối mạnh mẽ hơn ở các mức giá.
Như vậy, qua bài viết ngày hôm nay TradaFX đã cung cấp cho bạn những lỗi dễ mắc trong giao dịch Price Action và cách khắc phục chúng:
Hi vọng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình giao dịch và đầu tư ngoại hối.
Chúc bạn thành công trong sự nghiệp trading!!!