Nếu muốn kiếm tiền, tối thiểu bạn phải hiểu Quản lý vốn và Hiệu suất trong Forex. 4 điều đó sẽ được giải đáp chi tiết trong bài này
Nếu muốn kiếm tiền, tối thiểu bạn phải hiểu Quản lý vốn và Hiệu suất trong Forex. 4 điều đó sẽ được giải đáp chi tiết trong bài này
Bạn có biết rằng bạn có thể có được một tỷ lệ 50% chính xác cho giao dịch của mình, luôn có mục tiêu lợi nhuận 2R, nhưng vẫn thua lỗ không? Đúng (mặc dù với một xác suất thấp), nhưng nó vẫn đúng. Bằng cách nào? Bởi vì hai yếu tố chính: % rủi ro tài khoản và tỷ lệ rủi ro cháy tài khoản. Nếu muốn kiếm tiền, theo mặt toán học tối thiểu bạn phải hiểu 4 điều về giao dịch của bạn.
4 điều đó là gì? Nó sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này. Tôi sẽ bắt đầu bằng việc thảo luận 4 điều đó là gì và việc không biết đến chúng sẽ tổn hại tới tài khoản của bạn như thế nào. Sau đó tôi sẽ mô tả công thức tính rủi ro cháy tài khoản và tại sao nó cần thiết cho Quản lý vốn và Hiệu suất trong Forex. Và cuối cùng là chia sẻ bí bật quản lý vốn trong thị trường ngoại hối sẽ tác động tới việc bạn nghĩ quản lý vốn và rủi ro như thế nào.
Bất cứ bài viết nào thảo luận về các kế hoạch Quản lý vốn và Hiệu suất trong Forex mà không đề cập tới quản lý vốn và rủi ro cháy tài khoản đều không hoàn thiện và có thể ảnh hưởng xấu đến tài khoản của bạn.
Tại sao?
Bởi vì tối thiểu bạn cần biết 4 điều về giao dịch của mình nếu muốn kiếm tiền hoặc không. Chúng bao gồm:
Đơn giản là bạn có thể giao dịch với tỷ lệ rủi ro lợi nhuận 1:2 và vẫn thua lỗ. Bạn có thể biết điều #1 cùng với sự chính xác nhưng vẫn mất tiền. Bạn cũng có thể biết được % rủi ro trong mỗi giao dịch và vẫn mất tiền. Nhưng nếu bạn biết được cả 4 điều, bạn có thể biết được về mặt toán học là liệu bạn sẽ kiếm được tiền hay không.
Bằng cách nào?
Công thức tính rủi ro cháy tài khoản là gì? Nó có thể áp dụng vào hiệu suất giao dịch của tôi như thế nào?
Công thức tính rủi ro cháy tài khoản được thiết kế để cho biết về mặt thống kê liệu bạn sẽ kiếm được hay mất tiền khi giao dịch. Bạn có thể biết một thực tế về mặt toán học là bạn sẽ kiếm được tiền; hay mất tiền bằng cách tính trước rủi ro cháy tài khoản của bạn. Nhưng bạn sẽ không thể tính được nếu không có ba dữ liệu quan trọng. Chúng bao gồm:
Kết hợp tất cả chúng lại với nhau, các điều trên sẽ mang đến cho bạn tỷ lệ rủi ro cháy tài khoản (risk of ruin – ROR). ROR là một số liệu biểu thị % cơ hội bạn sẽ làm cháy tài khoản của mình. Số liệu này có thể khiến bạn không hài lòng nhưng đó là một số liệu cần thiết và có tính ứng dụng cao cho thành công của bạn.
Những gì bạn muốn là một tỷ lệ rủi ro cháy tài khoản 0% hay 0% khả năng tài khoản của bạn bị cháy. Ngược lại với điều này về mặt toán học thì bạn sẽ kiếm được tiền.
Còn bây giờ hãy xem xét điều đầu tiên tôi nói về một nhà giao dịch với tỷ lệ chính xác 50% sẽ luôn có tỷ lệ lợi nhuận 2R vẫn có thể mấy tiền như thế nào? Tôi sẽ chia sẻ cho bạn lý do tại sao thông qua bảng dưới đây.
Nhà giao dịch A mạo hiểm 10% vốn của mình có bảng tỷ lệ cháy tài khoản như bên dưới:
Tỷ lệ chiến thắng (%) | Tỷ lệ hoàn vốn 2:1 (Lợi nhuận 2R) |
40% | 14.2 |
45% | 3.41 |
50% | 0.813 |
55% | 0.187 |
60% | 0.0401 |
65% | 0 |
Hãy nhìn vào biểu đồ phía trên, bằng cách mạo hiểm 10% số dư tài khoản cho mỗi giao dịch, bạn có được một tỷ lệ chiến thắng 50% và tỷ lệ hoàn vốn 2:1 (2R cho mỗi giao dịch), bạn sẽ có 0.813% khả năng cháy toàn bộ tài khoản. Mặc dù, đây là một khả năng thấp, nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Bạn thực sự phải có chính xác 65% để biết rằng mình sẽ kiếm được tiền.
Bây giờ, hãy lấy tỷ lệ chiến thắng và tỷ lệ hoàn vốn giống như vậy (50%/2R), giảm tỷ lệ rủi ro mỗi giao dịch xuống còn 5% tổng vốn của bạn và xem số liệu như thế nào.
Nhà giao dịch B mạo hiểm 5% vốn của mình có bảng tỷ lệ cháy tài khoản như bên dưới:
Tỷ lệ chiến thắng (%) | Tỷ lệ hoàn vốn 2:1 (Lợi nhuận 2R) |
40% | 2.03 |
45% | 0.116 |
50% | 0 |
55% | 0 |
60% | 0 |
65% | 0 |
Trong bảng thứ 2, tỷ lệ chiến thắng 40 – 45% có khả năng về mặt toán học sẽ mất tiền. Nhưng tỷ lệ chiến thắng 50% lại có 0% khả năng thua lỗ, mặc dù về mặt toán học sẽ là kiếm được tiền. Điểm khác biệt quan trọng là gì? Đó là % mạo hiểm trong mỗi giao dịch. Đó là lý do vì sao việc sử dụng mô hình % rủi ro vốn lại cực kỳ quan trọng đối với chiến lược quản lý vốn của bạn; chứ không phải “rủi ro bao nhiêu đô trong mỗi giao dịch”.
Đồng thời hãy chú ý tới việc mạo hiểm 5% cho mỗi giao dịch thay vì 10% đã thay đổi đáng kể tỷ lệ chiến thắng cần thiết để kiếm được tiền như thế nào? Nhà giao dịch A cần tỷ lệ chiến thắng 65% để chắc chắn kiếm được tiền; trong khi nhà giao dịch B chỉ cần tỷ lệ chiến thắng 50% – khác biệt 10%.
Nó đồng thời cũng chỉ ra một điểm quan trọng.
Bất cứ bài viết về chiến lược quản lý vốn trong giao dịch Forex nói về việc giao dịch mà không đề cập tới những thứ phía trên, tức là nó đang cung cấp cho bạn thông tin không đầy đủ về quản lý vốn, mà điều đó có thể hủy hoại tài khoản của bạn. Về bản chất, bạn có thể giao dịch một cách mù quáng với những con số quyết định rất lớn sự thành bại trong giao dịch của bạn.
Co điều mà hầu hết trader đều không nói khi thảo luận về chiến lược quản lý vốn giao dịch. Đó là một điểm rất quan trọng; giải thích vì sao làm việc với mô hình % vốn lại tốt hơn so với “rủi ro bao nhiêu đô la trong mỗi giao dịch”. Và điều đó có liên quan tới tâm trí bạn.
Nếu bạn đang thiết lập rủi ro trong mỗi giao dịch dựa trên “giá trị đô la” thì giá trị đô là có ý nghĩa nhiều trong tâm chí bạn (và tương tự với cảm xúc) hơn là % tài khoản của bạn. Vì sao lại vậy? Bởi bạn tiêu tiền đô la (euro, hoặc bất cứ đồng tiền nào của nước bạn) chứ không phải % tài khoản của bạn.
Chính vì thế, nếu bạn thực hiện một giao dịch và nghĩ rằng “Tôi sẽ mạo hiểm 5,000$ trong giao dịch này” thì ý nghĩ 5,000$ có thể (và gần như sẽ) gợi lên trong tâm trí bạn về tiền thuê nhà, các hóa đơn hoặc chi phí của những thứ khác.
Những suy nghĩ đó có nhiều khả năng gây ra bất kỳ nỗi sợ hãi nào mà bạn có về “số đô la bạn đang mạo hiểm cho mỗi giao dịch” hơn là 1 tới 2% mà không có tham chiếu bạn đang tiêu; có thể tiêu bao nhiêu hoặc nó có thể mua được cái gì. Về bản chất, không có “kích hoạt” trong tâm trí bạn về % mạo hiểm trong mỗi giao dịch. Tuy nhiên, không có sự chắc chắn nào về số đô la mạo hiểm trong mỗi giao dịch.
Bằng cách chuyển chiến lược quản lý vốn giao dịch của bạn và phương pháp trade forex theo mô hình % vốn, tâm trí bạn sẽ tập trung hơn vào giao dịch thực tế. Điều này trái ngược với suy nghĩ “5,000$ là cả một số tiền lớn đối với tôi. Tôi sẽ mạo hiểm 5,000$ tiền có thể trả tiền thuê nhà, thế chấp hoặc nợ của tôi.”
Thủ thuật tâm trí này thực sự giúp giảm thiểu các yếu tố cảm xúc khi giao dịch. Do đó nó giúp tâm trí bạn ít bị áp lực bởi những suy nghĩ về tiền bạc, và tập trung hơn vào giao dịch. Đây là một lý do lớn giải thích vì sao một mô hình % vốn lại vượt trội hơn nhiều so với mô hình “số đô la rủi ro cho mỗi giao dịch”. Nó là một điều đáng để suy nghĩ. Và tôi hy vọng điều này đã làm rõ những lợi thế khổng lồ và thông tin có sẵn khi nghĩ về Quản lý vốn và Hiệu suất trong Forex theo % số dư vốn trong tài khoản của bạn.