Tỷ Lệ Lợi Nhuận Rủi Ro (REWARD-TO-RISK RATIO) Trong Forex Là Gì?

Reward-To-Risk Ratio (R:R) Là Tỷ lệ Lợi Nhuận Rủi Ro Trong Mỗi Chiến Lược Giao Dịch Của Trader Có Thể Đạt Được Và Mức Lỗ Tối Đa Phải Gánh Chịu Và Được Xác Định Dựa Trên Hai Yếu Tố Là Stop-loss (Mức Cắt Lỗ) Và Take-profit (Mức Chốt Lời)

Reward-to-Risk Ratio (Tỷ lệ Lợi nhuận-Rủi ro) có thể được coi là một trong những số liệu quan trọng nhất trong giao dịch Forex. Tuy nhiên, một số trader lại đánh giá thấp tầm quan trọng của nó và giảm khả năng cải thiện cơ hội có lợi nhuận của mình.

Trong bài viết dưới đây hãy cùng Tradafx tìm hiểu rõ hơn về khái niệm Reward-to-Risk Ratio, các sai lầm phổ biến và cách sử dụng tỷ lệ này trong giao dịch Forex.

Cùng bắt đầu nhé!

1. REWARD-TO-RISK RATIO LÀ GÌ?

  • Tỷ lệ Lợi nhuận-Rủi ro (Tiếng anh: Reward-to-Risk Ratio) viết tắt R:R là trong mỗi chiến lược giao dịch của trader.
  • Nói một cách khác, Reward-to-Risk Ratio là tỷ lệ giữa lợi nhuận tiềm năng có thể đạt được và mức lỗ tối đa phải gánh chịu khi trader thực hiện một chiến lược giao dịch nhất định. Tỷ lệ này chỉ ra trader sẽ có lợi nhuận bao nhiêu khi giao dịch thành công hoặc thua lỗ bao nhiêu nếu thất bại.

Tỷ lệ Lợi Nhuận Rủi Ro (REWARD-TO-RISK RATIO) trong Forex là gì?

Ví dụ:

Để tăng cơ hội sinh lời, bạn muốn giao dịch khi bạn có tiềm năng kiếm tiền gấp 3 lần so với lượng bạn phải chịu rủi ro.

Nếu bạn đặt cho mình Reward-to-Risk Ratio (tỷ lệ Lợi Nhuận-Rủi Ro) là 3:1, bạn sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn đáng kể trong thời gian dài.

Hãy nhìn vào bảng dưới đây:

10 TRADERS LOSS WIN
1 $1,000
2 $3,000
3 $1,000
4 $3,000
5 $1,000
6 $3,000
7 $1,000
8 $3,000
9 $1,000
10 $3,000
Total $5,000 $15,000

Trong ví dụ này, bạn có thể thấy rằng ngay cả khi bạn chỉ thắng 50% giao dịch của mình, bạn vẫn sẽ kiếm được lợi nhuận 10.000 đô la.

Chỉ cần nhớ rằng bất cứ khi nào bạn giao dịch với tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận tốt, cơ hội sinh lời của bạn sẽ lớn hơn nhiều ngay cả khi bạn có tỷ lệ thắng thấp hơn.

2. CÁCH XÁC ĐỊNH REWARD-TO-RISK RATIO

Về cơ bản, tỷ lệ Reward-to-Risk được xác định dựa trên hai yếu tố là Stop-loss (Mức cắt lỗ) và Take-profit (Mức chốt lời).

CÁCH XÁC ĐỊNH REWARD-TO-RISK RATIO

Đây là hai khái niệm cơ bản trong giao dịch Forex. Chúng liên quan trực tiếp đến vấn đề quản lý vốn của mỗi trader và cũng là những yếu tố được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của mỗi hệ thống giao dịch. Qua đó giúp bạn dự đoán khả năng mang lại lợi nhuận trong dài hạn.

  • Xác định mức cắt lỗ (Stop-loss)

Stop-loss là khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm cắt lỗ, thể hiện số tiền tối đa mà trader sẽ mất đi nếu giao dịch thua lỗ, được biểu thị bằng Risk.

  • Xác định mức chốt lời (Take-profit)

Take-profit là khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm chốt lời, thể hiện mức lợi nhuận tối đa mà trader đạt được nếu giao dịch thành công, được biểu thị bằng Reward.

=> Reward-to-Risk Ratio = Stop-loss/Take-profit

Ví dụ:

Khoảng cách giữa điểm vào lệnh và điểm dừng lỗ của bạn là 50 pips; trong khi, khoảng cách giữa điểm vào lệnh và giá mục tiêu của bạn là 100 pips.

Khi đó Reward-to-Risk Ratio là 2:1 vì 100/50 = 2.

3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA REWARD-TO-RISK RATIO VÀ WIN-RATE

Một khái niệm đi kèm thường được nhắc đến khi nói về tỷ lệ Rủi ro-Lợi nhuận là Win-rate.

Win-rate hay tỷ lệ giao dịch thành công, được xác định bởi số lệnh thắng trên tổng số lệnh được thực hiện của một hệ thống giao dịch cụ thể.

Ví dụ:

Trader xây dựng một hệ thống giao dịch X gồm 100 lệnh đã được thực hiện trong quá khứ. Trong 100 lệnh đó, có 70 lệnh thắng và 30 lệnh thua; vậy thì win-rate của hệ thống giao dịch này là 70%.

Nếu bạn muốn một phương pháp trade forex có Reward-to-Risk Ratio cao thì Win-rate sẽ thấp. Ngược lại, nếu Win-rate cao thì Reward-to-Risk Ratio sẽ giảm. Lúc này, bạn cần xác định được một tỷ lệ hợp lý giữa 2 yếu tố này để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn.

4. NHỮNG HIỂU LẦM VỀ REWARD-TO-RISK RATIO TRONG THỰC TẾ

Lưu ý, việc đặt ra tỷ lệ lợi nhuận trên rủi ro cao luôn đi kèm với một cái giá.

REWARD-TO-RISK RATIO

Nhìn bề ngoài, khái niệm đặt tỷ lệ lợi nhuận trên rủi ro cao nghe có vẻ hấp dẫn. Thực tế, bạn hãy thử nghĩ về cách nó được áp dụng trong các giao dịch.

Ý tôi là như thế này:

Giả sử bạn là một scalper (nhà giao dịch ngắn hạn) và bạn chỉ muốn mạo hiểm với 3 pips

Áp dụng Reward-to-Risk Ratio là 3:1, điều này có nghĩa là bạn cần đạt được 9 pips. Ngay lúc này, tỷ lệ cược chống lại bạn vì bạn phải trả phí spread.

Nhà môi giới của bạn đưa ra mức spread là 2 pip với cặp EUR/USD. Nghĩa là, bạn sẽ phải đạt được 11 pip, buộc bạn phải nhận tỷ lệ lợi nhuận-rủi ro lúc này là 4:1.

Nhìn chung tỷ giá hối đoái EUR / USD có thể tăng và giảm 3 pip trong vòng vài giây và rồi bạn sẽ bị cắt lỗ nhanh hơn bạn tưởng tượng.

5. CÁCH DUY TRÌ TỶ LỆ REWARD-TO-RISK RATIO HOÀN HẢO

Nếu bạn chọn giảm quy mô vị thế của mình, thì bạn có thể nới rộng điểm cắt lỗ để duy trì Reward-to-Risk Ratio mong muốn.

Bây giờ, nếu bạn tăng số pips bạn muốn mạo hiểm lên 50, bạn sẽ cần đạt được 153 pips.

=> Bằng cách làm này, bạn có thể đưa tỷ lệ lợi nhuận trên rủi ro của mình đến gần với mức 3:1 như mong muốn.

Trong thực tế, Reward-to-Risk Ratio không cố định. Chúng phải được điều chỉnh tùy thuộc vào khung thời gian, môi trường giao dịch và điểm vào lệnh/thoát lệnh của bạn.

Một giao dịch dài hạn có thể có tỷ lệ lợi nhuận trên rủi ro cao tới 10:1 trong khi với giao dịch ngắn hạn tỷ lệ này có thể chỉ là 0,7:1.

6. TÓM LƯỢC

Trong bài viết vừa rồi bạn đã học được:

  • Thuật ngữ Reward-to-Risk Ratio là gì và cách sử dụng nó như thế nào?
  • Công thức xác định Reward-to-Risk Ratio
  • Reward-to-Risk Ratio và Win-rate có mối liên quan như thế nào?
  • Những hiểu lầm thường gặp về khái niệm Reward-to-Risk Ratio trong thực tế
  • Làm thế nào để duy trì tỷ lệ Reward-to-Risk Ratio mong muốn?

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về tỷ lệ lợi nhuận – rủi ro trong giao dịch ngoại hối, hãy áp dụng nó ngay trong giao dịch của bạn để có thể đạt được lợi nhuận như bạn mong muốn nhé!

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!

4.5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Brokers Được Cấp Phép
Một Điểm Đến, Nhiều Cơ Hội. Đầu Tư Theo Cách Của Bạn

IG Nằm Trong Top Những Tổ Chức Hàng Đầu Về Giao Dịch Trực Tuyến.

Dukascopy là sàn giao dịch chuyên nghiệp,uy tín phù hợp với nhiều nhà giao dịch
Rakuten Securities là nhà môi giới ngoại hối,chỉ số đến từ tokyo
Một nền tảng - nhiều cơ hội

Tham gia IC Markets để trải nghiệm chênh lệch và điều kiện giao dịch tốt nhất.

FBS – nhà môi giới Forex chân thành và đáng tin cậy của bạn

JustMarkets là Nhà Môi Giới Tốt Nhất Châu Á!

Giao dịch an toàn, giao dịch với chúng tôi

Nhận Tiền Hoàn Phí dựa trên Khối Lượng Giao Dịch của bạn.