Số pip âm tài khoản vẫn có lãi: Không quan trọng mức dừng lỗ lớn như thế nào, bạn chỉ đơn giản là thay đổi quy mô giao dịch của mình
Số pip âm tài khoản vẫn có lãi: Không quan trọng mức dừng lỗ lớn như thế nào, bạn chỉ đơn giản là thay đổi quy mô giao dịch của mình
Tôi rất ngạc nhiên khi nói chuyện với các nhà giao dịch khác và biết được rằng họ thường tính lợi nhuận của mình dựa trên số Pips. Một câu hỏi phổ biến mà tôi thường xuyên được hỏi là: “ Tôi nên giao dịch và đặt mục tiêu cho thiết lập này bao nhiêu pips?”. Hoặc có người hỏi: “ Nên kiếm bao nhiêu PIP mỗi ngày là hợp lý?”. Những người hỏi những câu hỏi này thực chất không biết rằng số pips không xác định được bạn có khả năng sinh lời với tài khoản của mình hay không.
Lý do mà các nhà giao dịch phải ngừng tính toán lợi nhuận theo đơn vị pips là gì? Đó là vì những con số về pip đang lừa dối mọi người. Nếu các bạn không biết, thì các nhà giao dịch có thể bị Số pip âm tài khoản vẫn có lãi. Đối với các bạn đang đọc bài viết này và tự hỏi tôi đang nói đến vấn đề gì, chắc chắn tôi sẽ giải thích cho bạn ngay sau đây!
Trước khi tham gia giao dịch, chúng ta nên tính toán kích thước giao dịch chính xác. Chúng ta luôn mạo hiểm với cùng một tỷ lệ phần trăm tài khoản của mình trên mọi giao dịch. Điều duy nhất sẽ thay đổi là kích thước dừng lỗ. Tùy vào kích thước dừng lỗ lớn, nhỏ sẽ xác định mức độ lớn của giao dịch cần thực hiện.
Bằng cách này, chúng ta sẽ chịu rủi ro theo tỷ lệ phần trăm như nhau trong mọi giao dịch; bất kể mức cắt lỗ tính bằng pips lớn đến mức nào. Điều này có nghĩa là mỗi giao dịch chúng ta vào lệnh tương ứng với một số tiền khác nhau.
Kích thước điểm dừng lỗ cho mỗi giao dịch sẽ thay đổi đáng kể. Chúng ta có thể có mức dừng lỗ 20 pip trên biểu đồ 1 giờ. Tuy nhiên, mức dừng lỗ 200 pip lại xuất hiện trên biểu đồ hàng tuần. Ví dụ, chúng ta đang tham gia cả hai giao dịch này với cùng 2 hợp đồng tiêu chuẩn; số tiền thực có rủi ro trong cả hai giao dịch sẽ rất khác nhau. Khoản lỗ mà nhà giao dịch sẽ nhận trong giao dịch hàng tuần lớn gấp 10 lần mức thua lỗ mà họ sẽ nhận trong giao dịch biểu đồ 1 giờ.
Hầu hết các nhà giao dịch theo nguyên tắc quản lý rủi ro của họ trên mỗi giao dịch bằng phương pháp 3%. Về cơ bản, nghĩa là mỗi giao dịch bất kể kích thước cặp tiền, điểm dừng lỗ là bao nhiêu; họ sẵn sàng mạo hiểm 3% vốn tài khoản giao dịch của mình. Một giao dịch có thể có 30 pips cho một kích thước dừng lỗ nhưng một giao dịch khác có thể có 150 pips dừng lỗ. Trong cả hai giao dịch sử dụng phương pháp 3%, trader sẽ mạo hiểm 3% tổng tài khoản của họ.
Sử dụng phương pháp này, nhà giao dịch sẽ phải mở lệnh với một khối lượng khác nhau cho mỗi giao dịch nhưng họ vẫn phải chịu rủi ro theo cùng một tỷ lệ phần trăm trong tài khoản giao dịch của họ.
Để tìm ra quy mô giao dịch mà nhà giao dịch cần đặt cho mỗi giao dịch, tôi khuyên bạn nên sử dụng máy tính kích thước vị thế. Có rất nhiều trong số này có thể được tìm thấy trên internet. Đơn giản là Google “position size calculator”. Công cụ này sẽ giống như sau:
Bây giờ, bạn đã học được cách mở giao dịch đúng kích thước. Điều quan trọng là bạn phải bắt đầu suy nghĩ về tiền chứ không phải pips. Như tôi đã nói ở phần đầu của bài viết này, bạn có thể bị một con số pip âm tài khoản vẫn có lãi!
Một ví dụ về điều này là bạn đặt hai giao dịch. Cả hai giao dịch này đều có rủi ro 3% trong tài khoản của bạn. Trong giao dịch 1, bạn sẽ mất giao dịch đã dừng lỗ 200 pips. Bạn hiện là tại đã -3%. Sau đó, bạn mở giao dịch trên biểu đồ 1 giờ và có điểm dừng lỗ là 20 pips. Bạn thắng giao dịch này, kiếm được 40 pips hoặc tăng gấp đôi rủi ro của bạn sẽ là +6%. Vì vậy, khi tính tổng lại bạn giảm 180 pips, nhưng bạn vẫn còn +3% trong tài khoản của mình!
Ví dụ trên cho thấy, bạn tính lợi nhuận bằng pips trong giao dịch không có ý nghĩa gì. Bắt đầu tính toán từng giao dịch bằng cách sử dụng máy tính kích thước vị thế và không bao giờ quá rủi ro đối với bất kỳ giao dịch nào. Điều quan trọng là theo dõi số pips của bạn được thực hiện và bị mất nhưng nó không xác định bạn kiếm được hay mất tiền.
Bây giờ bạn đã có kiến thức về cách quản lý chính xác quy mô giao dịch của mình; không có lý do gì để quá rủi ro đối với bất kỳ giao dịch nào. Cũng không có lý do gì để không thực hiện các giao dịch vì mức cắt lỗ quá lớn.
Như bạn vừa tìm hiểu, không quan trọng mức dừng lỗ lớn như thế nào. Bởi vì, bạn chỉ đơn giản là thay đổi quy mô giao dịch của mình tùy thuộc vào độ lớn của mức dừng lỗ.