Việc tạo ra một chiến lược quản lý tiền và kiểm soát rủi ro trong Forex không phải là một nhiệm vụ quá khó. Thực tế nó là một trong những điều dễ nhất có thể làm để bảo vệ tài khoản của bạn.
Việc tạo ra một chiến lược quản lý tiền và kiểm soát rủi ro trong Forex không phải là một nhiệm vụ quá khó. Thực tế nó là một trong những điều dễ nhất có thể làm để bảo vệ tài khoản của bạn.
Việc tạo ra một chiến lược quản lý tiền và kiểm soát rủi ro trong Forex không phải là một nhiệm vụ quá khó. Thực tế nó là một trong những điều dễ nhất có thể làm để bảo vệ tài khoản của bạn. Thường nó sẽ bị phức tạp hóa vấn đề rằng hầu hết các nhà giao dịch thất bại trong việc tạo ra một chiến lược phù hợp. Đây là điều vô ý nhưng lại gây ra sai lầm cực kỳ lớn. Nếu bạn không có kế hoạch kiểm soát rủi ro thì sớm muộn bạn cũng sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng có thể tiêu tốn toàn bộ tài khoản giao dịch của bạn.
Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn 3 bước tiếp cận đơn giản nhưng hiệu quả để kiểm soát rủi ro và quản lý vốn giao dịch. Khi đọc xong bài viết, bạn có thể thiết lập rủi ro của bạn trong mỗi giao dịch cơ bản, mô tả một kế hoạch thực thi cho mỗi thiết lập giao dịch và thiết lập các giới hạn cho bản thân để giúp đảm bảo tuổi thọ tài khoản giao dịch của bạn.
Bạn có thể mạo hiểm bao nhiêu cho một giao dịch mà không lo mất toàn bộ số tiền đó?
Đây là câu hỏi đáng giá hàng triệu đô. Nếu bạn có thể trả lời nó một cách thành thật và kết hợp với một lợi thế giao dịch; bạn có thể tự biết cách kiếm lợi nhuận ổn định cho mình. Tuy nhiên, hãy lưu ý: Một trong những lý do chính khiến hầu hết các nhà giao dịch Forex thất bại là vì họ mạo hiểm quá nhiều. Các trader trước đây rất giỏi trong việc tính toán lợi nhuận tiềm năng của một kế hoạch nhất định; nhưng rủi ro có liên quan thường được tính toán sau cùng. Tuy nhiên, xác định rủi ro của bạn với mỗi giao dịch dưới dạng phần trăm thì chưa đủ.
Hãy để tôi giải thích.
Nếu bạn xác định rủi ro cho mỗi giao dịch chỉ dưới dạng phần trăm, nó sẽ không cho phép não của bạn chấp nhận nó như một khoản tiền mạo hiểm. Chắc chắn, nói rằng bạn sẽ mạo hiểm 2% số dư tài khoản của bạn nghe có vẻ khá logic. Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra khi nó tương ứng với 1,000$? Nếu giống hầu hết mọi người, bạn sẽ thấy cảm xúc mạnh mẽ hơn nửa sau của câu nói đó. Điều đó là do ký hiệu của tiền “$”; là một sự kích hoạt cảm xúc và có tác động mạnh hơn nhiều so với ký hiệu phần trăm.
Điều này liên quan như nào tới cách bạn xác định rủi ro?
Tất cả mọi thứ!
Thất bại khi xác định giá trị tiền tệ ngoài tỷ lệ phẩn trăm sẽ khiến bạn phải trả giá. Hãy giả sử rằng bạn vừa mới nhận được khoản thừa kế 100,000$. Bạn quyết định nạp một nửa số đó cho tài khoản giao dịch của mình. Bạn đã giao dịch ngoại hối trong nhiều năm và cuối cùng cũng bắt đầu thấy được lợi nhuận ổn định trong vòng sáu tháng.
Đây là một khoảnh khắc lớn đối với bạn. Bởi trước khi được thừa kế, tài khoản giao dịch của bạn chỉ có 10,000$. Hiện nó đã tăng đáng kể lên tới 60,000$. Như một phần chiến lược quản lý tiền và kiểm soát rủi ro của bạn, bạn đã xác định rủi ro cho mỗi giao dịch là 2% số dư tài khoản của bạn. Chính vì thế trước đây bạn đã rủi ro khoảng 200 đô cho mỗi giao dịch. Tuy nhiên, sau khi thêm 50,000$ vào tài khoản 10,000$ của bạn, rủi ro 2% đã đi từ 200$ lên tới một khoản không nhỏ là 1,200$.
Bạn đã chuẩn bị tinh thần để mất 1,200$ trong giao dịch tiếp theo chưa?
Lúc này có lẽ là chưa! Đương nhiên, bạn có thể lập luận rằng nếu bạn đã xây dựng tài khoản 10,000$ dần dần theo thời gian thì rủi ro 1,200$ dường như sẽ không khiến bạn nản lòng. Có thể có một lý do giải thích một số trader chuyên nghiệp sử dụng quy tắc truyền thống 2%. Đó là vì họ không cần rủi ro quá nhiều để kiếm được lợi nhuận đáng kể. Họ cũng biết rằng nó vẽ ra một bức tranh không hoàn chỉnh về những gì thực sự mạo hiểm.
Tóm lại, điều quan trọng là xác định rủi ro của bạn cho mỗi giao dịch cơ bản bằng cách sử dụng cả số phần trăm cũng như giá trị khoản tiền. Ngay cả khi bạn chỉ viết giá trị tiền ngay bên cạnh phần trăm thì nó cũng cho phép tâm trí bạn nắm bắt được mức độ rủi ro liên quan và sẽ giúp bạn giữ kiểm soát khi bạn thua.
CHI TIẾT GIAO DỊCH |
|
Cặp tiền | GBP/JPY |
Mua/Bán | Bán |
Giá vào lệnh | 187.00 |
Dừng lỗ | 187.60 |
Giá mục tiêu | 182.00 |
Kết quả | Có lãi |
Pip +/- | 500 |
RR thực tế | 8R |
Tình trạng |
Chiến lược quản lý tiền và kiểm soát rủi ro trong giao dịch ngoại hối tốt nhất trên thế giới sẽ không giúp gì cho bạn nếu không có kế hoạch cho mỗi giao dịch. Nhưng giống như việc kiểm soát rủi ro, kế hoạch giao dịch forex của bạn cho mỗi giao dịch cụ thể không được quá phức tạp. Chỉ đơn giản là viết ra chiến lược thoát lệnh đủ dùng cho hầu hết các trường hợp.
Chiến lược thoát lệnh của bạn nên gồm cả việc xác định mức dừng lỗ và mục tiêu lợi nhuận. Và đối với những người giao dịch theo mô hình kim tự tháp, hãy chắc chắn viết ra những vùng cản quan trọng mà ở đó bạn có xu hướng mở rộng quy mô vị thế. Bạn theo dõi những thông tin này ở đâu là tùy thuộc vào bạn.
Khi bạn đã viết ra các vùng đó, điều quan trọng là bạn không được sửa đổi chúng trong bất cứ trường hợp nào. Việc làm như vậy không chỉ khiến vô hiệu hóa kế hoạch thực thi của bạn; nó còn ảnh hưởng đến bạn dẫn đến việc phát sinh các quyết định cảm tính. Ngay khi đặt tiền vào giao dịch, bạn sẽ mất đi sự khách quan cần thiết để giao dịch những gì đang xảy ra hơn là những gì bạn muốn xảy ra. Về bản chất, ý nghĩ mất tiền làm ảnh hưởng tới khả năng phán đoán của bạn.
Tôi định nghĩa nó như thời điểm bạn cần một khoảng nghỉ dài khỏi thị trường ngoại hối sau chuỗi thua lỗ. Ví dụ, hãy giả định rằng bạn vừa thua bốn giao dịch liên tiếp. Nếu bạn đang mạo hiểm 2% số dư tài khoản cho mỗi giao dịch, khoản lỗ đó mất tới 8% tài khoản giao dịch. (Về mặt kỹ thuật thì nó ít hơn 8% một chút trong điều kiện rủi ro liên tục; nhưng ở ví dụ, tôi vẫn giữ nguyên).
Tôi không quan tâm bạn là một nhà giao dịch tốt như thế nào; những khoản lỗ liên tiếp đó sẽ làm bạn căng thẳng thần kinh. Nó có thể khiến bạn nghi ngờ khả năng của mình. Điều này chắc chắn sẽ dẫn tới khoản lỗ lớn hơn. Nó là một vòng luẩn quẩn, bạn có thể tránh được với các giới hạn thích hợp được áp dụng.
Còn bây giờ, hãy giả định rằng ngưỡng chịu đựng của bạn là 10%. Điều đó có nghĩa là bạn có thể thua lỗ tổng cộng 10% số dư giao dịch của bạn từ đỉnh tới đáy (peak to trough) trước khi phải quyết định nghỉ ngơi. Trong trường hợp bạn đang thắc mắc “peak to trough” đơn giản là sự thay đổi giá trị từ điểm cao nhất tới điểm thấp nhất. Chính vì thế, nếu số dư tài khoản của bạn gần đây đạt đỉnh 12,500$; thì giới hạn 10% có nghĩa là ngưỡng chịu đựng của bạn sẽ kích hoạt ngay khi tài khoản của bạn chạm mức 11,250$.
Quay trở lại với ví dụ của chúng ta, sau khi thua lỗ bốn giao dịch bạn vẫn có thể thấy ổn nếu bạn thua tổng cộng 8% từ đỉnh tới đáy. Nếu bạn thua lỗ trong giao dịch tiếp mà không phục hồi bất cứ một khoản lỗ nào trước đó; thì ngưỡng chịu đựng của bạn sẽ có ảnh hưởng và sẽ yêu cầu bạn tạm nghỉ khỏi thị trường. Việc cho tạm nghỉ một vài ngày hay một vài tuần tùy thuộc vào bạn.
Miễn là khi trở lại bạn cảm thấy sẵn sàng không còn bất kỳ nghi ngờ nào còn sót lại. Hãy nhớ rằng bạn mạo hiểm mỗi giao dịch như những gì chúng ta đã xác định trong bước 1 càng ít thì bạn sẽ có càng nhiều cơ hội cũng như khoảng cách đến ngưỡng chịu đựng trừ khi bạn cũng giảm ngưỡng chịu đựng.
Các cấp độ này có thể khác nhau giữa các nhà giao dịch. Tuy nhiên, với kinh nghiệm forex của tôi, một vùng được chấp nhận là khoảng giữa 5% và 10%. Điều này cho phép bạn tính tới một vài khoản lỗ liên tiếp. Nó cũng ngăn bạn khỏi việc thua lỗ quá nhiều mà không quá để có thể chịu đựng được.
Việc phát triển một chiến lược quản lý tiền và kiểm soát rủi ro phù hợp là một quy trình đơn giản khi bạn biết cần xác định điều gì. Cũng giống như các chiến lược và mô hình hành động giá chúng ta giao dịch, cách tiếp cận tốt nhất là cách tiếp cận đơn giản. Chẳng có lý do nào để phức tạp hóa vấn đề này. Đặc biệt là trước khi bắt đầu quá trình giao dịch của bạn.
Điều quan trọng là phải có một kế hoạch mà bạn hiểu và có thể tuân theo hàng ngày. Bằng cách giữ mọi thứ đơn giản và dễ hiểu, bạn có nhiều khả năng tuân thủ theo các thông số chỉ báo kỹ thuật mà bạn đã thiết lập hơn. Sau cùng, nó không phải là kế hoạch giúp bạn thành công; nhưng nó cung cấp khả năng cho bạn có một kế hoạch để theo dõi.