Option là gì? Buy call option là gì? Option contract là gì? Một trong những công cụ giao dịch tài chính cũng rất phổ biến trong thị trường – quyền chọn option. Tuy nhiên, có khá nhiều những thuật ngữ liên quan đến loại hình giao dịch này mà các nhà giao dịch có thể thấy hơi xa lạ một chút. Thậm chí nhiều người còn bị nhầm lẫn giữa hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai futures. Chính vì thế, bài viết về quyền chọn option là gì hôm nay của tradafx sẽ giúp bạn hiểu hơn về công cụ tài chính này.
1. OPTION LÀ GÌ?
Option được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là quyền chọn, một dạng công cụ phái sinh mang lại cho nhà giao dịch quyền mua hoặc bán tài sản cơ sở vào một ngày được quy định (ngày hết hạn) ở mức giá nhất định. Tuy nhiên, người thực hiện giao dịch không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền này. Và đến ngày hết hạn, nếu quyền chọn option không được thực hiện, hợp đồng sẽ trở nên vô nghĩa, vô giá trị.
Các tài sản cơ sở được đề cập ở đây rất đa dạng, có thể kể đến như cổ phiếu, hàng hoá, vàng, bạc, chỉ số, … Về bản chất, quyền chọn option giúp các nhà đầu tư vẫn có cơ hội kiếm tiền từ thị trường ngay cả khi thị trường biến động giá giảm mạnh – điều mà khi giao dịch tài sản cơ sở khó có thể làm được.
2. PHÂN LOẠI QUYỀN CHỌN
Quyền chọn Option được chia ra thành hai loại: calls và put. Vậy call put option là gì? Call option là thuật ngữ để chỉ quyền chọn mua và ngược lại put option là để chỉ quyền chọn bán.
2.1. Quyền chọn mua – Call option
Call option là một loại quyền chọn cho phép chủ sở hữu quyền mua một cổ phiếu ở một mức giá được gọi là giá thực hiện ở một thời điểm xác định. Người mua call option sẽ trả một khoản phí bảo hiểm cho người bán call option. Nhà đầu tư sẽ mua một lệnh call option nếu bạn nghĩ rằng giá tài sản cơ sở sẽ tăng và kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận từ biến động giá đó. Ngược lại, khi bạn bán một lệnh call option bạn sẽ nhận được khoản phí bảo hiểm từ người mua call option.
Nếu giá giao ngay của tài sản cơ sở không tăng cao hơn mức giá thực hiện strike price, nhà đầu tư sẽ mất khoản phí này. Tuy nhiên, bán call option lại có một nhược điểm lớn, đó là phần lỗ sẽ không bị giới hạn. Khi giá giao ngay vượt giá thực hiện, nhà đầu tư sẽ bị lỗ một khoản tương ứng với số lãi của người mua call option.
2.2. Quyền chọn bán – Put option
Tương tự như call option, nhà đầu tư cũng có thể thực hiện mua quyền chọn bán put option hoặc bán quyền chọn bán put option. Nhà đầu tư sẽ thực hiện lệnh mua put option nếu bạn nghĩ rằng giá tài sản cơ sở sẽ giảm và bạn có thể có được lợi nhuận từ sự biến động giảm đó.
Lợi nhuận mà người mua vị thế Put Option phụ thuộc vào giá giao ngay của tài sản cơ sở giảm bao nhiêu so với giá thực hiện. Nếu mức giá này thấp hơn giá thực hiện thì người mua sẽ có được lợi nhuận. Ngược lại, khi mức giá giao ngay cao hơn giá thực hiện, quyền chọn put option hết hiệu lực.
Đối với cả hai loại quyền chọn option đều có khả năng giá biến động trên thị trường không đúng như kỳ vọng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khoản lỗ sẽ được giới hạn ở mức phí bảo hiểm được đề cập trong hợp đồng option contract. Chi tiết hơn về contract option là gì sẽ được giải đáp trong phần cuối của bài viết.
3. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA QUYỀN CHỌN OPTION LÀ GÌ?
Để có thể thực hiện giao dịch hợp đồng quyền chọn, các nhà đầu tư cần nắm được tối thiểu bốn thành phần quan trọng trong option contract bao gồm:
- Contract size (Quy mô hợp đồng): Số lượng tài sản cơ sở có thể phân phối trong hợp đồng quyền chọn. Phần quy mô hợp đồng sẽ được cố định và được nêu rõ trong hợp đồng.
- Strike Price (Giá thực hiện): Từ đầu bài viết đã nhắc nhiều lần đến khái niệm giá thực hiện trong quyền chọn option. Hiểu một cách đơn giản, đây là mức giá mà chủ sở hữu thực hiện hợp đồng.
- Expiration date (Ngày hết hạn): Khái niệm này không cần phải giải thích quá nhiều vì nhìn vào thuật ngữ, các nhà giao dịch cũng phần nào đoán ra được ý nghĩa của nó. Mọi option contract đều có thời hạn xác định. Và sau thời điểm hết hạn, nếu hợp đồng không được thực hiện, nó sẽ mất giá trị.
- Premium or down payment (Phí bảo hiểm): Mức phí thực hiện hợp đồng, tức là số tiền mà nhà đầu tư cần bỏ ra để có được quyền sở hữu option contract.
Rủi ro giá biến động không như kỳ vọng của nhà đầu tư xảy ra, chủ sở hữu hợp đồng quyền chọn option hoàn toàn có quyền không thực hiện hợp đồng. Lúc này, các nhà đầu tư sẽ mất phần phí bảo hiểm đã thanh toán ban đầu để sở hữu nó. Ở thị trường Mỹ các quyền chọn có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào trước khi đến ngày hết hạn. Tuy nhiên, ở châu Âu thì quyền chọn đó chỉ được thực hiện vào ngày hết hạn.
4. GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN TRADE OPTION LÀ GÌ?
Trade option là gì hay chơi option là gì đều có chung một câu trả lời đó chính là đề cập đến giao dịch quyền chọn. Nói một cách đơn giản thì sẽ có bốn vị thế khi giao dịch quyền chọn option: mua hoặc bán quyền chọn mua (call option) và mua hoặc bán quyền chọn bán (put option). Việc giao dịch quyền chọn trade option chủ yếu được các nhà đầu tư sử dụng với các mục đích bao gồm:
- Phòng ngừa rủi ro: Điều này còn được biết đến với thuật ngữ “Hedging”. Nó sẽ được sử dụng khi vị thế mà nhà đầu tư mở với tài sản cơ sở có khả năng giảm giá nhưng họ không muốn đóng vị thế khi đầu tư dài hạn. Lúc này, giải pháp tối ưu nhất là mua quyền chọn bán put option tài sản cơ sở đó. Nếu giá giảm đúng như dự đoán thì phần lợi nhuận có được từ option contract sẽ bù đắp được phần nào cho khoản lỗ thực tế của tài sản cơ sở.
- Đầu cơ: Chiến lược này được chia ra thành hai chiến lược nhỏ: Mua call hoặc bán put option và Bán call hoặc mua put option. Đối với trường hợp đầu tiên, nhà đầu tư kỳ vọng rằng giá chứng khoán cơ sở sẽ tăng. Ngược lại, chiến lược thứ hai sẽ được áp dụng khi thị trường chứng khoán giảm giá.
Về cơ bản, quá trình giao dịch quyền chọn được tóm gọn trong bốn bước đó là:
- Mở tài khoản giao dịch quyền chọn
- Chọn loại hợp đồng quyền chọn và loại vị thế muốn mở
- Dự đoán mức giá thực hiện kỳ vọng
- Xác định thời điểm hết hạn hợp đồng.
5. PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN VÀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
Nếu chỉ đọc khái niệm option là gì, nhiều người chắc chắn sẽ có sự nhầm lẫn giữa hợp đồng quyền chọn với hợp đồng tương lai futures. Điều này khá dễ hiểu khi khái niệm của chúng tương đối giống nhau. Về cơ bản, cả futures và option đều là các công cụ phái sinh.
Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất đó là với hợp đồng tương lai futures, người sở hữu phải có nghĩa vụ thực hiện giao dịch mua hoặc bán tài sản vào ngày xác định với mức giá định sẵn trong hợp đồng. Còn Option Contract cho nhà đầu tư quyền chứ không phải nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch khi đến hạn.
6. TỔNG HỢP THUẬT NGỮ PHỔ BIẾN TRONG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN OPTION
Như đã đề cập từ đầu bài viết, giao dịch option có những thuật ngữ khác biệt hơn nhiều so với các thị trường tài chính khác. Chính vì thế mà hiểu biết của bạn không chỉ dừng lại ở việc nắm được khái niệm option là gì mà đã có thể giao dịch, hãy cùng tìm hiểu một số thuật ngữ phổ biến khác trong thị trường này nhé!
6.1. Option Contract là gì?
Option Contract hay hợp đồng quyền chọn chính là thoả thuận giữa bên mua và bên bán giao dịch một loại tài sản ở mức giá và thời hạn được định sẵn. Ví dụ khi một nhà đầu tư kỳ vọng và dự đoán giá cổ phiếu X sẽ tăng lên 80 USD vào tháng tới và thấy hợp đồng quyền chọn option contract được bán với mức giá 5 USD và giá thực tế là 65 USD/cổ phiếu. Lúc này nhà đầu tư sẽ phải trả 500 USD (50$ * 100 CP).
Nếu giá cổ phiếu X tăng như kỳ vọng và duy trì ở mức 100 USD. Đến trước thời điểm hết hạn Option Contract, nhà đầu tư thực hiện quyền chọn mua, mua 100 CP X với giá 65 USD (giá thực hiện) với tổng tiền là 6500 USD. Sau đó, bạn có thể bán với giá 100$/CP, thu về 10000 USD. Tổng lợi nhuận cuối cùng bạn nhận được là 3000 USD (= 10000 – 500 – 6500).
6.2. Theta trong option là gì?
Theta, Delta, Gamma, Vega hay Rho là một số thuật ngữ xuất hiện trong quyền chọn Hy Lạp phổ biến, cho biết những thông số có thể đo lường được. Trong đó, Theta cho biết sự biến động giá khi thời hạn Option Contract giảm một ngày. Nó sẽ cho thấy giá thực hiện sẽ dự kiến biến động tăng hay giảm như thế nào khi gần đến thời điểm đáo hạn.
6.3. Block option là gì?
Block Option là tên của một sàn giao dịch BO – quyền chọn nhị phân Binary Option.
6.4. Stock option là gì?
Stock option hay còn được gọi là Equity option được dịch ra tiếng việt là quyền chọn cổ phiếu. Trong thị trường chứng khoán thì quyền chọn này có giống với chứng quyền hay không? Câu trả lời là không, đây là hai công cụ tài chính hoàn toàn khác nhau. Trong đó, chứng quyền sẽ giao dịch trong thị trường cash market còn quyền chọn sẽ giao dịch trong thị trường phái sinh.