WTC Coin – tên đồng tiền điện tử thuộc dự án Waltonchain. Đây cũng là một trong những dự án được ra mắt khá lâu trước đây có những thuật ngữ có thể coi là tương đối mới so với các dự án crypto mà tradafx đã giới thiệu. Hãy cùng bắt đầu với bài viết hôm nay để tìm câu trả lời cho những thắc mắc liên quan đến WTC token và mạng lưới Waltonchain WTC.
1. WALTONCHAIN WTC LÀ GÌ?
Waltonchain là một blockchain theo dõi dữ liệu nhận dạng thông qua tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification – RFID). Trong tên của dự án thì Walton được cho là đã đặt theo tên của người phát minh ra nhận dạng tần số vô tuyến Charlie Walton. Bên cạnh đó, cũng có một số người cho rằng WALTON là sự kết hợp của Wisdom Alters Label, Trade, Organization và Network. Tuy nhiên, cái tên này không liên quan gì tới Walmart hay gia đình Walton sở hữu chuỗi bán lẻ này.
Dự án đã kết hợp RFID, IoT (Internet of Things) cùng với blockchain, Waltonchain WTC thúc đẩy blockchain để tạo ra một hệ sinh thái kinh doanh có khả năng xác thực cũng như truy xuất nguồn gốc với việc chia sẻ, chuyển giao dữ liệu hoàn chỉnh, minh bạch. Mạng lưới Waltonchain WTC coin mang lại giải pháp cho các vấn đề liên quan đến tắc nghẽn của các ứng dụng blockchain thương mại và đưa các tài sản vật lý lên blockchain một cách tự động.
1.1. Tầm nhìn của dự án coin WTC
Dự án Waltonchain token được tạo ra nhằm hướng đến một tầm nhìn đó là đưa xã hội tới với một cuộc sống số thực sự đáng tin thông qua blockchain, hiện thực hoá cơ chế đồng thuận, đồng quản trị, chia sẻ, tích hợp dữ liệu và dịch vụ trong thời đại kỷ nguyên số. Các giải pháp IoT truyền thống tập trung vào các vấn đề bảo mật, quyền riêng tư của thiết bị và thu thập dữ liệu. Một số nhược điểm cũng như thách thức mà công nghệ này phải đối mặt bao gồm:
- Khả năng tương thích, mở rộng kém
- Bảo mật thấp
- Tính linh hoạt thấp
- Chi phí cao
- Sự đồng nhất của dữ liệu
Sự kết hợp với blockchain trong mạng lưới WTC coin như một yếu tố thay đổi hoàn toàn cuộc chơi so với việc chỉ áp dụng IoT. Điều này có thể bổ sung cho những thiếu sót của IoT trong phân phối P2P, các giao dịch IoT không cần sự xác nhận của bên thứ ba, từng bước giải quyết các vấn đề, thách thức mà IoT phải đối mặt.
1.2. Lịch sử hình thành Waltonchain
Theo một số tài liệu thì Waltonchain được bắt đầu vào cuối 2016 và Waltonchain mainnet chính thức ra mắt vào năm 2018. Waltonchain Founder bao gồm Do Sang Hyuk và Xu Fangcheng cùng với một nhóm các nhà phát triển, doanh nhân chuyên về blockchain, Internet of Things cũng như công nghệ RFID.
Khởi điểm ban đầu Waltonchain đặt cơ sở nghiên cứu ở Thâm Quyến, Quảng Châu, Nam Kinh, Hạ Môn, Tuyền Châu (Trung Quốc) và Seoul (Hàn Quốc) với hơn 50 thành viên. Theo thời gian thì dự án WTC coin cũng đã phát triển đội ngũ với số lượng lên tới hơn 200 thành viên. Đến 80% trong số đó là những chuyên gia kỹ thuật hàng đầu đến tử khắp nơi trên thế giới.
2. CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA WALTONCHAIN
Trong quá trình thu thập, xác định và xử lý tất cả các dữ liệu có sẵn trong hệ sinh thái thì mạng lưới Waltonchain WTC chủ yếu tập trung vào:
- Độ tin cậy của dữ liệu
- Lưu thông giá trị của dữ liệu
Về cơ bản cấu trúc của mạng WTC coin bao gồm 6 layer: Object Layer, Layer cơ sở (Base Layer), Layer cốt lõi (Core Layer), Layer mở rộng (Extension Layer), Layer dịch vụ (Service Layer) và Layer ứng dụng (Application Layer).
2.1. Thiết kế phần cứng Object Layer
Các giải pháp phần mềm IoT rất dễ bị tấn công bởi nó có thể được viết bởi bất cứ ai, có thể bị giả mạo và dữ liệu cũng có thể bị sửa đổi. Dự án Waltonchain đã thiết kế và phát triển một chip RFID với khả năng tự xác minh dựa trên chữ ký và hash.
Phương pháp tự xác minh này đảm bảo rằng có quy trình tiếp cận thông tin chính xác, chống giả mạo, một reader-writer có thể đọc, ghi vào chip RFID và cũng cung cấp khả năng kiểm soát nhất định. Chip xử lý cốt lõi của thiết bị full node là một SoC mạnh mẽ. Thiết bị cũng có thể được xây dựng từ những thành phần riêng biệt nhằm thực hiện thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu cũng như chạy các chương trình full node.
2.2. Parent Chain trong Waltonchain
Parent Chain là sự kết hợp của Core Layer và Extension Layer. Nhìn chung, dữ liệu trong hệ sinh thái blockchain và IoT là một hệ sinh thái tương đối đơn giản. Các thành phần của hệ sinh thái bị phân mảnh. Mục đích chính của mạng lưới WTC coin đó là kết nối dữ liệu. Chính vì thế mà dự án sử dụng tích hợp cả phần cứng và phần mềm, smart contract với điều chỉnh dữ liệu và cơ chế đồng thuận WPoC để có thể tích hợp, lưu hành, xác minh và lưu trữ dữ liệu giữa các chuỗi con (child chain).
WPoC viết tắt của Waltonchain Proof of Contribution là một trong những cơ chế quan trọng để có thể duy trì sự phát triển của hệ sinh thái coin WTC. WPoC là sự kết hợp của Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS) và Proof of Labor (PoL). Trong đó cơ chế đồng thuận PoW và PoW được sử dụng trong parent chain nhằm đảm bảo parent chain là duy nhất và an toàn. Còn PoL là một cơ chế đồng thuận tương đối mới, được sử dụng để truyền dữ liệu và trao đổi token giữa parent chain, child chain và các node cross-child-chain trong mạng lưới WTC coin.
2.3. Hợp đồng thông minh trong WTC Ecosystem (Smart Contract)
Dự án Waltonchain WTC đã thiết lập Data Pattern duy nhất cho hợp đồng thông minh để thúc đẩy các sự kiện WTC coin events. Các hợp đồng thông minh trong hệ sinh thái Waltonchain có thể tái sử dụng và kế thừa. Thực tế, một số hoạt động không thích hợp để thực hiện trực tiếp trên parent chain nên các hợp đồng thông minh chỉ hỗ trợ ngôn ngữ.
Mạng lưới WTC coin đã thiết kế và xây dựng một số các thư viện hợp đồng thông minh nơi các smart contact có thể truy vấn, kế thừa và sử dụng lại một cách nhanh chóng. Sau khi một nhà phát triển, người dùng hay doanh nghiệp có được tệp dữ liệu tiêu chuẩn liên quan thì tương tác dữ liệu giữa một ứng dụng và các hệ thống child chain khác cũng có thể đạt được.
2.4. Cụm chuỗi Chain Cluster
Một cụm chuỗi (Chain Cluster) là một dẫn xuất trong hệ sinh thái chuỗi công khai lớn. Một chuỗi công khai có thể chứa vô số chuỗi con bằng cách áp dụng cấu trúc phân cấp. Trong môi trường hoạt động của hệ sinh thái WTC coin thì các dữ liệu được tạo ra trong các chuỗi con khác nhau có thể trao đổi, truy vấn, giao dịch, …
Dữ liệu giữa các child chain khác nhau phải có sự trùng khớp ở mức độ nhất định. Chính vì vậy mà các cụm chuỗi chắc chắn sẽ được hình thành. Trong hệ sinh thái Waltonchain rộng lớn, các cụm cụm chuỗi này phục vụ cho việc tái tổ chức các giá trị dữ liệu thứ cấp, khiến trật tự trong hệ sinh thái có thể phong phú thêm.
3. HỆ SINH THÁI WALTONCHAIN ECOSYSTEM
Hệ sinh thái WTC coin được định hướng là một hệ sinh thái có giá trị hoàn chỉnh, đáng tin cậy, có khả năng mở rộng, có khả năng chuyển giao đồng thời có thể đưa Waltonchain trở thành một nền tảng thu thập dữ liệu tích hợp.
Một số ứng dụng được xây dựng dựa trên công nghệ trong hệ sinh thái Waltonchain đó là:
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm
- Hệ thống xác thực truy xuất nguồn gốc quần áo
- Cung cấp dịch vụ tư vấn
Dự án WTC coin đã chia con đường để có thể xây dựng hệ sinh thái Waltonchain hoàn chỉnh thành năm bước: Đầu tiên là lưu thông token WTC thông qua các hoạt động xây dựng, triển khai và khởi chạy parent chain cũng như các ứng dụng khách hàng vào 2018. Tiếp đến là bước lưu thông dữ liệu.
Bước thứ ba là thực hiện luân chuyển giá trị giữa parent chain và child chain. Bước thứ tư là cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh. Cuối cùng, là xây dựng hệ sinh thái thông qua tích hợp parent chain và child chain.
4. WTC COIN LÀ GÌ?
Waltonchain phát triển và sử dụng mã token tiêu chuẩn ERC20 lấy tên WTC coin mang lại lãi suất cũng như hoạt động như một công cụ tín dụng. Trong hệ sinh thái Waltonchain Ecosystem thì người dùng phải nắm giữ token WTC để có thể tham gia vào sử dụng dịch vụ hay cung cấp dịch vụ cho người khác.
Cụ thể, token WTC được sử dụng để người dùng có thể tham gia bỏ phiếu quản trị mạng lưới, stake coin, cũng như thanh toán phí gas cho các giao dịch token trong mạng lưới và thực hiện các smart contract (hợp đồng thông minh).
WTC coin đã được niêm yết trên cả các sàn giao dịch tập trung CEX lớn hàng đầu tư Binance, Huobi, OKX, … với các cặp giao dịch phổ biến như WTC USDT. Ngoài ra, các nhà giao dịch hay các nhà đầu tư có thể tham gia khai thác coin WTC trên website của dự án.
4.1. Thông tin cơ bản về đồng coin WTC
Một số thông tin về đồng WTC Coin cơ bản nhất mà bạn cần nắm được. (Cập nhật đầy đủ trên WTC Coin Market Cap và WTC Coingecko).
- Ký hiệu: WTC
- Tiêu chuẩn token: ERC20
- Địa chỉ smart contract coin WTC: 0xb7cb1c96db6b22b0d3d9536e0108d062bd488f74
- Giá WTC coin hôm nay: 0.2417 USD
- Nguồn cung tối đa: 100,000,000 token WTC
- Cung đang lưu hành: 80,542,597 WTC token
4.2. Phân bổ WTC token allocation
Tổng nguồn cung của mạng lưới coin WTC là 100,000,000 WTC token. Sự kiện ICO token WTC được tổ chức trong tháng 9 năm 2017 đã huy động được số ETH có giá trị tương đương khoảng 10,000,000 USD ở thời điểm đó. Số WTC coin được phân bổ với tỷ lệ như sau:
- Founder & dự án: 30%
- Các nhà đầu tư: 40%
- Phần thưởng và Airdrop: 30%
5. CÓ NÊN ĐẦU TƯ ĐỒNG WTC COIN KHÔNG?
Bản thân hệ sinh thái Walton chain là một hệ sinh thái rộng lớn, mang lại cho người dùng quyền truy cập vào nhiều child chain, truy xuất nguồn gốc, phân cấp sản phẩm cũng như thông tin trong các ngành khác nhau. Bên cạnh đó, khi sở hữu đồng WTC coin các chủ sở hữu cũng được có được những đặc quyền nhất định.
Ví dụ như bạn phải nắm giữ đủ 5,000 coin WTC để có thể đủ điều kiện trở thành Guardian Master Node hay 10,000 WTC token để trở thành Super Master Node. Trong đó, Guardian Master Node có nhiệm vụ xác thực giao dịch trong mạng, nhận được phần thưởng cho mỗi block được xác thực. Nhìn chung thì việc nắm giữ đồng WTC sẽ có lợi hơn khi bạn tham gia vào quản trị mạng hay sử dụng dịch vụ của hệ sinh thái.
6. TỔNG KẾT
Từ những mảnh ghép nhỏ, Waltonchain được kỳ vọng là sẽ phát triển một hệ sinh thái lớn mạnh, đưa ra những ứng dụng thu hút người dùng. Thông qua bài viết WTC coin là gì phía trên, hy vọng những thắc mắc xung quanh dự án này của các nhà đầu tư, nhà giao dịch đã được giải đáp. Đồng thời cũng có thể hỗ trợ các bạn trong quá trình cân nhắc quyết định đầu tư của mình.