Staking Là Gì? Tuyệt Kỹ Giao Dịch Đầu Tư Staking ĐIỂN HÌNH – Khác nhau giữa staking và farming Và cách tham gia staking coin
Staking Là Gì? Tuyệt Kỹ Giao Dịch Đầu Tư Staking ĐIỂN HÌNH – Khác nhau giữa staking và farming Và cách tham gia staking coin
Nếu là nhà đầu tư trong thị trường tiền mã hóa, Staking chắc hẳn sẽ là một khái niệm khá quen thuộc đối với bạn. Đây được coi là xu thế mới xuất hiện để giải quyết các nhu cầu về năng lượng ngày càng gia tăng từ các giao thức PoW (Proof of Work). Vậy Staking là gì? Staking Coin hoạt động như thế nào? Lợi ích và rủi ro khi tham gia hình thức đầu tư này ra sao? Cùng TradaFX đi vào tìm hiểu chi tiết trong chuỗi bài viết về COIN.
Bắt đầu nào!!!
Trước khi đi vào tìm hiểu “Staking là gì“, bạn cần nắm rõ khái niệm về PoS (Proof of Stake).
PoS là thuật toán đồng thuận mới với một số đồng tiền kỹ thuật số. Cơ chế này tạo ra các khối mới được thêm vào Blockchain. Các khối này được đặt bởi người nắm giữ một lượng tiền mã hóa nhất định và giúp xác thực một giao dịch mới trên nền tảng. Những người tham gia PoS sẽ nhận được phần thưởng (bao gồm phần thưởng khối và phí giao dịch) để làm động lực cho các đóng góp của họ vào dự án.
Như vậy, thuật ngữ Staking Crypto được hiểu là việc lưu trữ một lượng đồng tiền kỹ thuật số nhất định trong ví của một dự án Blockchain và trong một khoảng thời gian cụ thể để nhận phần thưởng. Số lượng phần thưởng phụ thuộc vào vốn đầu tư ban đầu của bạn, bao gồm: Lượng coin Stake và thời gian Stake.
Scott Nadal và Sunny King là 2 nhân vật đầu tiên đưa ra ý tưởng về PoS và Staking vào năm 2012. Khi đó, đồng Peercoin được phát triển để hoạt động dựa trên ý tưởng kết hợ giữa PoS và PoW, sau đó dần loại bỏ vai trò của PoW. Điều này cho phép nhà đầu tư khai thác và hỗ trợ dự án trong giai đoạn đầu mà không phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống PoS.
Vào năm 2014, Deniel Larimer đã phát triển cơ chế DPoS (Delegated Proof of Stake) và được sử dụng lần đầu tiên như một phần của mạng lưới Bitshares. Sau đó, Larimer cũng cho ra đời Steem và EOS áp dụng mô hình DPoS.
Hình thức đầu tư Staking Coin được phân thành 2 loại như sau:
Staking với cơ chế đồng thuận PoS: Như đã đề cập bên trên, đây là hình thức mà nhà đầu tư dùng một số lượng tiền mã hóa nhất định để tham gia Staking và nhận lại Reward cho các hoạt động xác minh giao dịch. Phương thức này được thực hiện và tác động trược tiếp đến mạng lưới Blockchain. Một số dự án thực hiện Staking với cơ chế đồng thuận PoS có thể kể đến như: TRX, WAX, IOST, TomoChain,…
Staking với cơ chế ủy thác: Đối với hình thức này, nhà đầu tư sẽ gửi lại đồng coin vào ví của nhóm phát triển dự án (không phải một Blockchain riêng) và nhận lợi nhuận định kỳ. Do đó, bạn sẽ không tham gia trực tiếp vào việc xác thực các giao dịch hay bất kỳ nhiệm vụ gì có liên quan đến các hoạt động trong mạng lưới nhưng nó vẫn được gọi là Staking.
Để hiểu đầy đủ và chi tiết về cách hoạt động của Staking, bạn cũng cần nắm rõ cách hoạt động của PoS.
Như TradaFX đã đề cập ở phần trên, PoS (Proof of Stake) là cơ chế xác thực hay thuật toán đồng thuận của Blockchain. Trong PoS, việc xác thực dữ liệu khối không xảy ra thông qua Mining (khai thác) như trong PoW mà nó được thực hiện thông qua Staking coin/token. Lượng tài sản Stake càng lớn, bạn càng có nhiều cơ hội được lựa chọn để trở thành người xác thực cũng như được nhận được Reward.
Khi quá trình xác thực diễn ra thành công, phần thưởng sẽ được chia cho những người tham gia tương ứng với tỷ lệ mà họ đóng góp. Theo dõi hình bên dưới để thấy sự khác biệt giữa Staking và Mining:
Ngoài ra, bất kỳ ai muốn tham gia vào hình thức Staking đều phải sở hữu một số lượng coin/token trong hệ thống Blockchain. Sau khi Staking thành công, lượng coin/token này sẽ bị khóa để làm tài sản thế chấp của mạng lưới.
Trong phần này, hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu về những lợi ích và rủi ro gặp phải khi tham gia Staking Coin.
Dưới đây là một số lợi ích mà chúng ta có thể kể đến khi đầu tư Staking trong Crypto:
Thay vì việc để coin trên các sàn giao dịch và số coin đó vẫn nằm nguyên, bạn có thể tham gia Staking để kiếm thêm lợi nhuận. Tất nhiên điều này sẽ phụ thuộc vào số lượng coin/token nhàn rỗi mà bạn không không dùng đến trong một khoảng thời gian. Nếu là một trader và thường xuyên phải Swap hay cần sử dụng số coin đó, thì việc thực hiện Stake sẽ khóa coin của bạn trong một thời gian, do đó nó có thể làm mất những cơ hội đầu tư tốt hơn của bạn.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của Staking coin đó là không tiêu tốn nhiều điện năng, cũng như không yêu cầu các máy móc thiết bị đắt tiền như GPU cao cấp hay ASIC. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng tham gia mà không cần tốn quá nhiều chi phí vận hành như mining.
Thực hiện Staking không yêu cầu nhà đầu tư phải có hiểu biết về các thuật toán máy tính phức tạp hay cách vận hành máy móc như mining. Tất cả những gì bạn cần là mua coin/token và cho nó vào ví để Stake. Thậm chí với một số nền tảng bạn sẽ không phải làm gì cả. Ví dụ thực tế trên sàn giao dịch Binance, bạn chỉ cần mua coin/token và giữ nó trên sàn để nhận Reward.
Có thể bạn chưa biết, để thực hiện một vụ tấn công, các hacker phải nắm giữ sức mạnh 51% của mạng lưới. Điều này có nghĩa là họ phải sở hữu trên 50% tổng số coin/token đang lưu hành trên thị trường. Và nếu muốn làm vậy, cách duy nhất đó là mua lại số coin đó.
Trên thực tế rất khó để xuất hiện một nhóm hacker có đủ khả năng mua được một lượng coin/token lớn như vậy. Chính vì vậy, việc mạng lưới bị hacker tấn công là điều rất khó có thể xảy ra.
Bên cạnh những lợi ích vừa đề cập, Staking cũng có thể gặp một số rủi ro như sau:
Đây là rủi ro mà giá coin/token bạn đang nắm giữ bị giảm trong thời gian Staking. Nguyên nhân là bởi khi thực hiện Staking, coin của bạn sẽ bị khóa trong thời gian Stake và bạn sẽ không thể thanh lý tài sản của mình trong trường hợp thị trường biến động giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận tổng thể của chính bạn.
Sự cố an ninh mạng xảy ra có thể khiến bạn mất tài sản đang được Stake trong ví sàn giao dịch hay ví trực tuyến. Để loại bỏ rủi ro này, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn Staking trong ví lạnh.
Việc lưu trữ tài sản tiền kỹ thuật số trong ví lạnh sẽ bảo vệ tài sản của bạn khỏi sự tấn công mạng do phần cứng không được kết nối với Internet. Tuy nhiên việc mất mát hay hư hỏng phần cứng cũng có thể xảy ra khi bạn Stake theo hình thức này.
Binance Staking là dịch vụ hỗ trợ Stake một số đồng tiền điện tử nhất định khi lưu trữ tài sản trên sàn giao dịch Binance. Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần nạp các loại tiền mã hóa mà Broker này hỗ trợ Staking là có thể bắt đầu tham gia kiếm lợi nhuận từ hình thức này trên Binance.
Dưới đây là 3 hình thức đầu tư Staking trên sàn giao dịch Binance:
Đây là hình thức giúp bạn tiếp cận với những sản phẩm DeFi một cách đơn giản nhất. Theo đó, sàn giao dịch này sẽ đại diện bạn để tham gia đầu tư vào các dự án DeFi, nhận thu nhập và phân phối lại cho bạn.
Lợi nhuận từ hình thức này thường cao hơn hẳn so với các hình thức khác. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại khá nhiều rủi ro bởi bạn không phải là người trực tiếp Staking mà ủy quyền cho Binance.
Locked Staking hay còn gọi là hình thức Staking cố định. Điều này có nghĩa là bạn sẽ khóa một lượng tiền điện tử nhất định để tiến hành Stake trên sàn giao dịch Binance. Chu kỳ cố định mà bạn có thể lựa chọn là 30, 60 hay 90 ngày.
Ưu điểm của hình thức này đó là lợi nhuận trung bình năm khá cao. Do đó, nó đặc biệt phù hợp với các nhà đầu tư muốn gia tăng tài sản mà bản thân nắm giữ trong dài hạn.
Đây là hình thức khá phổ biến với các nhà đầu tư tiền điện tử, thậm chí nó còn là một xu hướng bùng nổ trong thời gian gần đây. ETH 2.0 sẽ được phát hành trong 3 giai đoạn và một phần thiết yếu của nó là Staking. Để tham gia đầu tư ETH 2.0 Staking, bạn phải Stake tối thiểu 32 ETH. Do đó nó sẽ không đơn giản và dễ dàng cho tất cả các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Binance đã tạo ra hình thức Staking ETH 2.0 trên nền tảng giao dịch của mình để nhà đầu tư có thể tiếp cận nó một cách dễ dàng hơn. Bạn có thể bắt đầu hình thức này trên Binance chỉ với 0.1 ETH.
Binance từ lâu đã được biết đến là một sàn giao dịch tiền mã hóa uy tín và có tên tuổi trên thị trường. Bạn có thể tin tưởng rằng, Binance sẽ lựa chọn được những dự án DeFi tiềm năng để nhà đầu tư tiếp cận và hạn chế thấp nhất những rủi ro cơ bản như thiếu kinh nghiệm hay các dự án yếu kém và chưa được đánh giá.
Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rằng, Binance chỉ là nơi trung gian kết nối nhà đầu tư với dự án. Do đó, nó sẽ không chịu trách nhiệm về những rủi ro không đáng có.
Dưới đây là 5 yếu tố mà bạn cần lưu ý khi tham gia Staking tại bất kỳ dự án nào:
Đây là khoảng thời gian mà số coin/token bị khóa và nó phụ thuộc vào lựa chọn ban đầu của bạn. Ví dụ như: 1 tháng, 3 tháng, 1 năm,… Sau khoảng thời gian này, bạn mới có thể nhận được số tiền mà mình tham gia Staking (bao gồm cả lợi nhuận).
Trên thực tế, bạn vẫn có thể dừng Staking trước thời gian quy định bằng cách sử dụng tính năng Un-Stake. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể nhận ngay số tiền đã Stake mà phải mất một khoảng thời gian nhất định.
Việc Un-Stake đột ngột có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng lưới, do đó quy tắc này được đặt ra như một cách để giảm thiểu rủi ro và giúp hệ thống có thời gian xử lý nếu yêu cầu Un-Stake quá lớn.
Đây là tỷ lệ lợi nhuận sau thời gian Staking kết thúc. Do đó, mọi nhà đầu tư đều mong muốn lãi suất là lớn nhất khi tham gia hình thức đầu tư này.
Tỷ lệ này được tính dựa trên số lượng coin/token mới sinh ra và số lượng coin/token đang lưu hành trên thị trường. Crypto cũng tương tự như các thị trường tài chính truyền thống, sẽ luôn có một số lượng tiền mã hóa mới được sinh ra đưa vào thị trường và dẫn đến hiện tượng lạm phát. Chính vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường.
Weight có thể được hiểu là giá trị của coin và ảnh hưởng trực tiếp đến phần thưởng mà nhà đầu tư sẽ nhận sau khi Unlock. Thời gian tham gia Staking càng lâu với lượng coin càng lớn thì giá trị này sẽ càng cao. Bên cạnh đó, nó cũng làm tăng cơ hội cho việc giành được quyền xử lý giao dịch và tạo khối tiếp theo càng lớn.
Trong phần này, hãy cùng TradaFX đi so sánh sự khác nhau giữa Farming và Staking trong giao dịch tiền mã hóa. Bạn có thể theo dõi trong bảng dưới đây:
Staking |
Farming |
Hiện tại đa số các dự án lớn đều có APY 3-20% là phổ biến, có một số dự án mới thì APR dao động cao hơn như 50-120%. Thấp hơn so với hình thức Farming. | Lãi suất cao, có khi lên đến 1000%, cùng với giá token tặng thưởng tăng cao tạo ra lợi nhuận kếch xù cho các liquidity provider. |
Staking sẽ không phải chịu những rủi ro về bảo mật nhiều như hình thức Farming. Do đó, nó là giải pháp an toàn nhất cho những người thích chậm rãi, không ưa mạo hiểm và không quá nhanh nhạy với thị trường DeFi. | Đồng hành với lãi suất cao như vậy thì Liquidity Provider (LP) phải chịu những rủi ro lớn như rủi ro Smart Contract do chưa được audit, rủi ro hệ thống (những rủi ro có thể khiến các LP mất token đang bỏ trong pool), rủi tổn thất vĩnh viễn (tổn thất vĩnh viễn sẽ xảy ra khi các token được LP rút khỏi pool khi đang xảy ra tổn thất tạm thời – Impermanent Loss). |
Không phải chịu Impermanent Loss. | Không có thời gian hay yêu cầu số lượng nhất định cho việc tham gia. |
Vậy làm thế nào để lựa chọn được một dự án Staking tốt? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Để có thể lựa chọn một đồng coin/token Staking hiệu quả và an toàn, bạn cần dành thời gian nghiên cứu và nắm bắt thông tin. Dưới đây là một số gợi ý mà TradaFX muốn khuyên bạn trước khi tham gia đầu tư Staking:
Dưới đây là 4 bước để bạn có thể Staking và nhận lợi nhuận từ các dự án tiền điện tử:
Như vậy, qua bài viết ngày hôm nay, TradaFX đã chia sẻ với bạn những kiến thức về Staking là gì, Staking trong coin hoạt động như thế nào, lợi ích và rủi ro khi tham gia Staking Crypto, cùng với đó là các bước để bắt đầu tham gia hình thức đầu tư này. Hi vọng với những gì chúng tôi vừa đề cập sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về thuật ngữ này.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại comment bên dưới, TradaFX sẽ giải đáp ngay cho bạn.
Chúc bạn thành công trong sự nghiệp trading!!!