Stablecoin Là Gì? 6 Stablecoin Hàng Đầu Trên Thị Trường Tiền Điện Tử

Stablecoin Là Gì? 6 Stablecoin Hàng Đầu Trên Thị Trường Tiền Điện Tử – Cách kiếm tiền từ stablecoin an toàn nhất

Chắc chắn rằng bất cứ ai đã từng đầu tư vào thị trường crypto thì không thể không biết đến stablecoin. Lý do tại sao như vậy? Đó là bởi stablecoin gần như luôn là đồng COIN đầu tiên mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng mua vào, trước khi sử dụng các stablecoin này để mua các đồng crypto khác. Có thể nói loại stablecoin có độ phổ biến cao nhất hiện nay mà đa phần các nhà đầu tư tích trữ là đồng USDT. Vậy stablecoin là gì? Stablecoin giải quyết những vấn đề nào trên thị trường crypto? Những stablecoin hàng đầu của năm 2022 là những đồng nào? 

Hãy để TradaFX giải đáp những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

stablecoin là gì

1. STABLECOIN LÀ GÌ?

Stablecoin là một loại tiền kỹ thuật số được gắn với tài sản dự trữ “ổn định” như đô la Mỹ hoặc vàng. Stablecoin được thiết kế để giảm sự biến động so với các loại tiền điện tử chưa được mở khóa như Bitcoin.

Để cắt nghĩa khái niệm stablecoin là gì, ta có thể coi nó là một từ ghép giữa stable (Tạm dịch: ổn định) và coin. Chắc hẳn tới đây bạn đã đoán được một tính chất đặc chưng của loại coin này đó là tính ổn định. Cụ thể hơn, stablecoin thuộc chuỗi stable asset. Ở đây, stable asset được hiểu là khái niệm chỉ nhóm các loại tài sản có biên độ dao động thấp, có khả năng duy trì giá và có tính ổn định hơn các loại tài sản khác trong thị trường. Coin ở đây biểu thị là một đồng crypto trong mạng lưới blockchain của thị trường tiền điện tử.

Vậy stablecoin là gì? Hiểu một cách đơn giản, stablecoin là khái niệm chỉ những đồng crypto có giá trị dao động thấp, có tính ổn định và giá trị này luôn gắn với một đồng tiền pháp định (Fiat), phổ biến nhất là ứng với giá trị USD. Nắm giữ các stablecoin giúp các nhà đầu tư không gặp rủi ro về biến động giá cả, bởi chúng luôn có giá trị được gắn kết chặt chẽ với các đồng tiền fiat hoặc tài sản cơ bản mà chúng mô phỏng.

stablecoin là gì

1.1. Ưu điểm và nhược điểm của stablecoin là gì?

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Phương tiện trao đổi hỗ trợ cho các đồng tiền điện tử có biến động cao 
  • Giúp nhà đầu tư bảo vệ các danh mục đầu tư của họ nhờ giảm được rủi ro tổng thể
  • Cầu nối giữa tiền điện tử và thị trường tài chính truyền thống
  • Tính phi tập trung yếu hơn các đồng tiền điện tử khác
  • Chỉ có thể dựa vào sự tin tưởng chung để duy trì hệ thống đối với những đồng tiền chưa được chứng minh

1.2. Tại sao đầu tư vào các stablecoin an toàn nhất?

Tại sao đầu tư vào các stablecoin an toàn nhất?

Nếu bạn thắc mắc Bitcoin có phải stablecoin hay không, thì câu trả lời là không. Tại sao? Trong khi giá trị của Bitcoin có sự biến động đáng kể từ khi chúng được phát hành thì đặc tính quan trọng nhất của stablecoin là tách biệt được đặc tính rủi ro cao, lợi nhuận lớn của thị trường crypto khỏi sự biến động thường xuyên của các sản phẩm trên thị trường này. Điều đó khiến cho stablecoin an toàn nhất và trở thành loại coin thích hợp hơn với các nhà đầu tư cho mục đích lưu trữ và là phương tiện trao đổi giá trị.

2. VAI TRÒ CỦA STABLECOIN LÀ GÌ?

Vậy vai trò của stablecoin là gì? Nó đã giải quyết vấn đề gì trong thị trường crypto? Câu trả lời đến đây có lẽ khá rõ ràng. Sự xuất hiện của stablecoin đã giải quyết vấn đề lớn nhất trong thị trường crypto hiện tại đó là sự biến động (Volatility). Các nhà giao dịch hay nhà đầu tư có thể chuyển các giao dịch của họ sang stablecoin để tránh khỏi sự biến động của tiền điện tử, thay vì đổi sang các đồng tiền pháp định (Tiền Fiat). 

Vai trò của stablecoin là gì?

Mặt khác đối với các cửa hàng, tổ chức, công ty, họ khó lòng chấp nhận thanh toán bằng crypto vì sự biến động 20-30% giá trị chỉ trong thời gian ngắn, và chính điều này đã khiến sự chấp nhận rộng rãi của các đồng tiền điện tử trở nên khó khăn trong việc thực hiện hơn rất nhiều. Vai trò và nhiệm vụ quan trọng của stablecoin lúc này là kết nối thị trường tài chính truyền thống với thị trường tiền điện tử. Và rõ ràng việc chuyển đổi từ tiền pháp định Fiat sang tiền điện tử sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi có sự xuất hiện của stablecoin.

Vậy thì tại sao stablecoin quan trọng với thị trường crypto? Đa phần chúng ta không dễ dàng chấp nhận sự mất mát, cho nên càng khó để mọi người chấp nhận sự rủi ro đến từ các sản phẩm crypto có biến động rất mạnh và mang tính đầu cơ cao. Trong thị trường crypto, giá trị của token có thể sụt giảm vài chục phần trăm chỉ trong thời gian một tuần và không phải ai cũng chịu được mức rủi ro này. Lúc này, stablecoin sẽ đảm nhận 3 vai trò chính:

  • Nơi trú bão an toàn khi thị trường điều chỉnh, bởi khi bạn chuyển các đồng token đang nắm giữ sang dạng stablecoin thì gần như không chịu ảnh hưởng gì trong đợt điều chỉnh giá
  • Giúp các nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi, mua bán, kết nối với các đồng crypto khác nhau trong hệ sinh thái khác nhau
  • Cầu nối giữa thị trường tiền điện tử với thị trường Cefi truyền thống, dòng tiền muốn đổ vào thị trường crypto đa số sẽ nạp qua các stablecoin. 

3. PHÂN LOẠI STABLECOIN NHƯ THẾ NÀO?

Có khá nhiều tiêu chí so sánh mà nhà đầu tư có thể áp dụng nhằm phân loại stablecoin theo các cách khác nhau. Dưới đây, TradaFX gợi ý cho bạn cách phân loại stablecoin theo tỷ lệ thế chấp (Collateral ratio) bởi tài sản thế chấp có vai trò duy trì sự ổn định của giá stablecoin.

stablecoin là gì?

Theo đó có 4 loại stablecoin với những đặc tính khác nhau:

  • Full-reserve stablecoins: như Tether, USDT, USD coin, USDC, Binance UST, BUSD (trong đó USDC và USDT là 2 loại stablecoin được sử dụng nhiều nhất trong defi)
  • Partial-reserve stablecoin: Frax finance với FXS và FRAX (với mỗi đồng FRAX được khai thác trên thị trường, chỉ có 1 phần giá trị của nó được dữ trữ bằng USDC)
  • Over-collateralized stablecoins: MakerDAO với MKR và DAI, Venus với XVS và VAI, Party Parrot với PRT và PAI (DAI luôn có thể thu về 1 lượng tài sản có giá trị lớn hơn tổng DAI được khai thác ra, tuy nhiên hạn chế của loại stablecoin này là khó có thể mở rộng về quy mô)
  • Non-reserve stablecoins: có sự ổn định nhờ áp dụng thuật toán rebase dựa trên cơ chế co dãn cung cầu. Trong nhóm non-reserve stablecoins lại chia ra thành 2 nhánh nhỏ. Đầu tiên là Rebase model như AmpleForth, BASE Protocol, Yam Finance. Thứ hai là Seigniorage model như Fei Protocol, Empty set & dollar, Terra UST hay Basic Cash, Mithril Cash, Basic Dollar, Dynamic supply.

Có thể thấy stablecoin được chia làm khá nhiều loại và khó để ghi nhớ. Ở đây, TradaFX khuyên bạn nếu muốn tìm hiểu về stablecoin hãy lựa chọn các đồng stablecoin đang có vốn hóa hàng đầu hiện nay chẳng hạn như là USDT, USDC, BUSD, DAI và UST.

4. CÁCH KIẾM TIỀN TỪ STABLECOIN AN TOÀN NHẤT

cách kiếm tiền từ stablecoin an toàn nhất

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm stablecoin là gì, TradaFX sẽ gợi ý cho bạn làm thế nào để kiếm tiền bằng stablecoin đối với các nhà giao dịch mới. Có hai hướng dưới đây mà nhà đầu tư mới có thể xem xét.

  • Thứ nhất, nhà đầu tư cần xem xét vốn hóa của stablecoin thuộc hệ sinh thái nào có diễn biến tăng thì khả năng cao dòng tiền trên thị trường sẽ có xu hướng chảy về hệ sinh thái đó. Chẳng hạn, khi TerreUSD tăng trưởng, các đồng như LUNA, MIR, ANC sẽ tăng trưởng theo.
  • Thứ hai, đơn giản hơn, nhà đầu tư có thể mua vào đồng stablecoin và tham gia lending là gì (một hình thức cho vay) hoặc farming (một hình thức gửi tiền) để lấy lãi.

5. DANH SÁCH CÁC STABLECOIN HÀNG ĐẦU NĂM 2022

Dưới đây là danh sách các stablecoin hàng đầu được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

danh sách các stablecoin hàng đầu năm 2022

 

5.1. USDT

Như đã đề cập trước đó, USDT được coi là một stablecoin phổ biến nhất hiện nay mô phỏng đồng tiền Fiat là USD với tỷ lệ 1:1. Nói cách khác giá trị của 1 đồng USDT bằng giá trị của 1 đô la Mỹ.

Ưu điểm của đồng USDT là tiện lợi và có tính thanh khoản cao trên thị trường. Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm có thể kể đến như thiếu tính minh bạch do không phát hành kiểm toán công khai và phí rút bằng USDT khá cao.

5.2. USDC

USDC được phát hành bơi Circle – Startup một công ty công nghệ thanh toán Peer-to-Peer và được bảo trợ bởi ngân hàng Goldman Sachs. Giá trị của USDC gắn với đồng USD với tỷ giá 1:1.

Ưu điểm của USDC là tính ổn định, minh bạch khi được kiểm toán bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới và cho phép người dùng kiểm tra các hoạt động như phát hành và lưu thông. Ngoài ra nó khá tiện lợi cho người dùng khi giao dịch nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm chi phí hơn giao dịch tiền pháp định.

Nhược điểm của nó là ít sản phẩm giao dịch hơn so với đồng USDT và công ty chỉ hỗ trợ cho công dân Mỹ trong việc chuyển đổi trực tiếp giữa USDC và tiền pháp định, những người có quốc tịch khác chỉ có thể chuyển đổi thông qua sàn giao dịch.

5.3. BUSD

danh sách các stablecoin hàng đầu

BUSD hay Binance USD được phát hành bởi Binance dưới sự quản lý và phê duyệt của NYDFS. BUSD được coi là tiền fiat kỹ thuật số gắn với giá trị đồng USD với tỷ lệ 1:1.

BUSD có điểm mạnh là tính minh bạch, công khai, thuận tiện cho nhà đầu tư tại sàn giao dịch Binance, vai trò quan trọng trong thanh toán và quyết toán.

5.4. DAI

DAI được phát hành bởi MKR, sử dụng chức năng ký quỹ để bảo toàn giá trị đồng tiền và thích nghi với biến động thị trường. Giá trị đồng DAI gắn với giá trị các tài sản đảm bảo khác là tiền điện tử (thuộc Ethereum Blockchain) thay vì tiền fiat.

DAI có điểm mạnh là luôn luôn tồn tại, cho phép giao dịch trực tiếp không qua trung gian, có thể vay đồng DAI dựa trên Ethereum.

5.5. TUSD

TUSD hay TrueUSD do tổ chức TrueCoin phát hành có giá trị được bảo trợ bởi đồng USD với tỷ lệ 1:1.

TUSD có ưu điểm là tính bảo mật cao do được lưu trữ trên Smart Contract, ổn định, an toàn, cho phép rút trực tiếp tại ngân hàng khi cần đổi tiền.

5.6. GUSD

GUSD hay Gemini Dollar được phát hành bởi sàn giao dịch uy tín Gemini và có giá trị được bảo trợ bởi đồng USD với tỷ lệ 1:1.

Ưu điểm của đồng GUSD là được phát hành bởi tổ chức có uy tín, được kiểm toán chặt chẽ minh bạch hàng tháng bởi BPM, có tính bảo mật khá linh hoạt. 

6. TÓM LƯỢC

Qua bài viết này, TradaFX đã giới thiệu cho các bạn khái niệm về stablecoin là gì, vai trò của stablecoin là gì và cách phân loại chúng. Ngoài ra, TradaFX đã giới thiệu hai cách kiếm tiền từ stablecoin dành cho người mới bắt đầu tham gia, cũng như danh sách các stablecoin hàng đầu năm 2022. Mong rằng qua bài viết bạn đã có thể tự trả lời các câu hỏi ethereum có phải stablecoin hay srp có phải stablecoin hay không.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Brokers Được Cấp Phép
OANDA uy tín với thời gian trường tồn trên thị trường tài chính kéo dài gần 3 thập kỷ
FXGT hiện là đối tác uy tín tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia,Thailand và Châu Phi
Được thành lập vào năm 2009 bởi Finvasia Group, Fxview có trụ sở tại Limassol, Cyprus

Amega Global Ltd hiện là một công ty đầu tư, được cấp phép bởi FCA ( Mauritius ).

IG Nằm Trong Top Những Tổ Chức Hàng Đầu Về Giao Dịch Trực Tuyến.

Dukascopy là sàn giao dịch chuyên nghiệp,uy tín phù hợp với nhiều nhà giao dịch
Rakuten Securities là nhà môi giới ngoại hối,chỉ số đến từ tokyo

Tham gia IC Markets để trải nghiệm chênh lệch và điều kiện giao dịch tốt nhất.

FBS – nhà môi giới Forex chân thành và đáng tin cậy của bạn