Proof Of Stake Là Gì? Phân Biệt Proof Of Stake Vs Proof Of Work

Proof Of Stake Là Gì? Phân biệt Proof Of Stake Vs Proof Of Work? Hướng Dẫn Cách Đào Coin Qua POS

Proof of Stake là gì? Một trong hai cơ chế đồng thuận chính và quan trọng hiện phổ biến nhất trong thị trường crypto. Vậy khái niệm bằng chứng cổ phần Proof of Stake là gì? Cơ chế Proof of Work hoạt động như thế nào? Giữa Proof of Stake và Proof of Work cơ chế nào an toàn hơn, sự khác biệt giữa chúng là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay.

Proof of Stake là gì

1. BẰNG CHỨNG CỔ PHẦN (PROOF OF STAKE LÀ GÌ?)

Proof of Stake (POS) là một thuật toán duy trì tính toàn vẹn trong một blockchain, nhằm đảm bảo những người tham gia vào thị trường crypto không thể rút ra những đồng tiền mà họ không kiếm được. Nói cách khác, Proof of Stake duy trì tính toàn vẹn của tiền điện tử đã kiếm được.

Proof of Stake tập hợp các quy tắc hệ thống các thoả thuận được sử dụng để xác thực các giao dịch tiền điện tử. Proof of Staked Authority cho phép tất cả các nodes (các thiết bị trong mạng blockchain) đồng ý và xác thực các giao dịch hợp lệ.

2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA PROOF OF STAKE LÀ GÌ?

Mô hình Proof of Stake hay Bằng chứng cổ phần cho phép chủ sở hữu các đồng coin stake coin của họ và tạo các nodes validator của riêng họ. Proof of Stake được biết đến như một giải pháp thay thế và một bước tiến mới của Proof of Work.

Trong PoS, các nodes của mạng lưới cam kết việc stake token trong một khoảng thời gian nhất định để có thể nhận được phần thưởng block. Chi tiết mỗi dự án trong thị trường crypto đều khác nhau nhưng nhìn chung, các blockchain sử dụng cơ chế hệ thống PoS sử dụng mạng lưới các validator – những người đóng góp hay stake token của họ đổi lại họ sẽ có cơ hội xác thực các giao dịch mới, cập nhật blockchain và kiếm được lợi nhuận.

Cơ chế hoạt động của Proof of Stake

Ví dụ bạn có 1% số token trong số tổng số token thì có thể có được cơ hội mining 1% trong số các khối mới.

Tuy nhiên, hệ thống PoS sẽ có những cách thức, thuật toán ngẫu nhiên nhằm lựa chọn được các validator. 

– Mạng lưới sẽ lựa chọn dựa trên số lượng đồng coin mà mỗi người trong nhóm có cũng như thời gian họ stake. Số lượng đồng coin stake càng nhiều thì cơ hội sẽ càng lớn.

– Những validator được chọn tham gia đều sẽ nhận được phần thưởng bằng tiền điện tử gốc, phân phối theo tỷ lệ token được stake.

Tuy nhiên, số lượng tiền điện tử tối thiểu mà một validator phải stake thường khá lớn. Vậy nên hầu hết những người tham gia đều sẽ tìm các nhóm lớn để gom token lại với nhau. Ngoài ra, nếu như một validator đề xuất một chuỗi với thông tin không chính xác, họ sẽ mất một số token đã stake ban đầu.

3. PHÂN BIỆT PROOF OF STAKE VÀ PROOF OF WORK

Bằng chứng cổ phần Proof of Stake là một phương pháp xác nhận đồng thuận phổ biến nhưng không phải là cơ chế đồng thuận duy nhất trong thị trường cryptocurrency. Một lựa chọn cũng phổ biến không kém trong thị trường tiền điện tử chính là cơ chế Proof of Work. Xét về khái niệm proof of stake vs proof of work là gì đã có sự khác biệt đáng kể. Hãy cùng khám phá chi tiết sự khác biệt giữa hai cơ chế đồng thuận này trong phần dưới đây.

3.1. Proof of Work là gì?

Proof of Work (PoW) được coi là cơ chế đồng thuận tiền điện tử ban đầu, được sử dụng đầu tiên bởi Bitcoin. PoW đòi hỏi một lượng lớn sức mạnh để có thể xử lý. Cơ chế này có được một số lợi thế mạnh mẽ đặc biệt là đối với một số loại đồng coin đơn giản nhưng có giá trị lớn

3.2. Proof of Stake hay Proof of Work tốt hơn?

Khi biết đến hai cơ chế đồng thuận phổ biến này nhiều người cũng tự đặt ra câu hỏi cơ chế Proof of Stake hay Proof of Work tốt hơn. Câu hỏi này vẫn còn đang được tranh luận và có nhiều ý kiến trái chiều. 

So sánh proof of stake và proof of work

Mỗi cơ chế đồng thuận đều sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu hỏi về cơ chế Proof of Stake có an toàn không thì câu trả lời sẽ là tuỳ thuộc vào dự án. Bởi lẽ Proof of Stake hay Proof of Work chỉ có thể coi là công cụ, còn việc tiền của bạn đầu tư có an toàn không thì còn tùy thuộc dự án mà bạn đầu tư.

3.3. Sự khác biệt giữa Proof Of Stake và Proof Of Work

Proof of Work

Proof of Stake

Giống nhau Hoạt động với cùng chung một mục tiêu nhằm đạt được thỏa thuận công bằng và phi tập trung trên blockchain.
Khác nhau – Ra đời từ rất lâu, cơ chế đồng thuận được sử dụng cho những loại tiền điện tử lâu đời như BTC

– Đòi hỏi miner phải cạnh tranh giải quyết các phương trình toán học phức tạp, tốn nhiều năng lượng

– Bắt đầu từ 2012 với Peercoin

– Đơn giản, không yêu cầu validator phải giải hết tất cả các phương trình phức tạp nên tiêu tốn ít năng lượng hơn.

– Sử dụng số token mà chủ sở hữu nắm giữ để phân bổ cũng như xác định cơ hội

4. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PROOF OF STAKE

Những ưu điểm chính của cơ chế đồng thuận Proof of Stake có thể kể đến đó là:

Thời gian giao dịch nhanh chóng: So với các loại tiền điện tử sử dụng cơ chế Proof of Work, bằng chứng cổ phần Proof of Stake cung cấp thời gian giao dịch nhanh chóng, hỗ trợ khối lượng giao dịch cao.

Phí mạng thấp: Các dự án tiền điện tử trong blockchain sử dụng cơ chế Proof of Stake thường sẽ có phí mạng thấp hơn rất nhiều nhờ vào phương thức xác thực mạng lưới hiệu quả.

Tiết kiệm năng lượng: Một ưu điểm nữa khiến Proof of Stake trở nên phổ biến đó là cơ chế này tiêu tốn ít năng lượng để duy trì hơn nhiều.

Ưu điểm của Proof of Stake

Hạn chế lớn nhất của cơ chế Proof of Stake chính là việc một chủ sở hữu token stake với tỷ lệ lớn, họ sẽ có quyền kiểm soát hầu hết việc khai thác. Khi đó, họ có thể có những hành động mang tính cá nhân và gây thiệt hại cho những người khác. Ngoài ra, việc stake token cũng đồng nghĩa bạn sẽ đồng ý với việc lock token của bạn trong một khoảng thời gian. Và trong thời gian đó, việc coin mất giá là điều mà các chủ sở hữu không thể đoán trước cũng như không thể can thiệp được.

Tính bảo mật của hệ thống Pos chủ yếu liên quan tới:

– Giá trị token của nó

– Mức độ phân cấp nguồn cung token.

5. NHỮNG LOẠI TIỀN ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG PROOF OF STAKE LÀ GÌ? (PROOF OF STAKE COINS)

Càng ngày càng có nhiều Proof of Stake Coins hay nói cách khác là càng ngày càng nhiều dự án crypto sử dụng phương thức Proof Of Stake. Một số dự án nổi bật mà Tradafx có thể kể tới cho bạn đọc là:

– Solana (SOL)

– Polkadot (DOT)

– Cosmos (ATOM)

Ngoài ra, mạng lưới Ethereum cũng có kế hoạch chuyển đổi từ cơ chế Proof of Work sang cơ chế Proof of Stake ở blockchain ETH2. Phiên bản Proof of Stake này của Ethereum sẽ sử dụng một cơ chế đồng thuận nhanh hơn và ít tốn tài nguyên hơn. 

6. HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÀO COIN POS

Mining trong crypto là quá trình đảm bảo và xác minh các giao dịch theo blockchain. Những người tham gia vào quá trình mining sẽ được thưởng vì đã cống hiến tài nguyên cũng như thời gian của họ. Khai thác tiền điện tử có thể được thực hiện trong sự đồng thuận Proof of Work (PoW) hoặc Proof of Stake (PoS) tuỳ thuộc vào loại coin.

Thay vì sử dụng một hệ thống máy chuyên dụng ở cơ chế Proof of Work để tính toán tỷ lệ băm mục tiêu (targeted hash) thì đào coin PoS muốn tạo một khối mới sẽ phải stake một lượng tiền điện tử mà họ muốn khai thác.

Khi đầu tư hay đào coin PoS, lợi ích bạn có được không chỉ là sự tăng giá về giá trị của đồng tiền đó mà còn về lợi nhuận từ việc staking có thể có.

Bước 1: Chọn Proof of Stake Coins

Để có thể đào coin PoS, hãy chọn một dự án có coin theo cơ chế Proof of Stake. Sau đó lên các sàn giao dịch như sàn Binance hay Huobi để mua đồng coin đó. Hiện nay một số sàn giao dịch cũng cho phép stake coin trực tiếp trên sàn, bạn có thể lựa chọn trong số coin mà sàn cung cấp.

Danh sách Proof of Stake Coins trong sàn giao dịch

Bước 2: Mua coin trên sàn giao dịch

Hãy mua coin mà bạn đã chọn trong phần spot trading của sàn giao dịch. Việc stake để đào coin PoS là nhằm mục đích chứng minh rằng bạn sở hữu một số token trong tổng số token được cung cấp. Và trong thời gian đào coin PoS, số coin bạn stake thường sẽ bị khoá.

Bước 3: Đồng bộ hoặc chuyển coin lên ví điện tử

Sau khi mua thành công token trong sàn giao dịch, hãy đồng bộ hoặc chuyển lên các loại ví điện tử. Một số ví sẽ yêu cầu thời gian tối thiểu mà token đã ở trong ví. Ví dụ Peercoin yêu cầu token phải ở trong ví ít nhất 30 ngày. Thêm vào đó, một số hệ thống PoS cũng có cơ chế tính tuổi token hay tính tuổi coin. 

Tuổi coin = Số coin trong ví * Số ngày để coin trong ví

Những ví có cơ chế này thì thường những người có tuổi coin lớn sẽ có cơ hội lớn hơn. Tuy nhiên, vì hệ thống PoS luôn có yếu tố ngẫu nhiên, vậy nên hãy tưởng tượng giống như xổ số, việc bạn có tuổi coin lớn hay nhiều token sẽ khiến bạn có nhiều vé xổ số hơn chứ không quyết định bạn sẽ là người chiến thắng và được chọn là người được quyền tạo token và blockchain mới tiếp theo.

Mạng lưới blockchain

Bước 4: Bắt đầu Stake

Sau khi đồng bộ hoặc chuyển coin lên ví, bạn có thể bắt đầu stake. Bạn có thể tiết kiệm hơn bằng cách mua Virtual Private Server (VPS). Theo thời gian, coin bắt đầu chiếm được các khối và chiến thắng để được tạo block, bạn sẽ nhận được phần thưởng chuyển vào ví điện tử của mình.

Nếu như không còn muốn stake hay đào coin PoS nữa, bạn chuyển coin từ ví lên sàn và bán trong spot trading như lúc mua.

7. TỔNG KẾT

Với những kiến thức bài viết Proof of Stake là gì hôm nay cung cấp, hy vọng các bạn đều đã nắm được các khái niệm liên quan tới cơ chế đồng thuận này, bên cạnh đó cũng đã hiểu hơn những khái niệm xung quanh hệ thống PoS cũng như cách đào coin PoS.

Đúng là PoS cũng vẫn có những hạn chế, vẫn còn những lỗ hổng nhưng những lợi ích mà nó mang lại thì lớn hơn rất nhiều so với những hạn chế đó. Có thể coi Proof of Stake như một bước phát triển vượt bậc tiếp theo của cơ chế đồng thuận trong thị trường crypto.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Brokers Được Cấp Phép
OANDA uy tín với thời gian trường tồn trên thị trường tài chính kéo dài gần 3 thập kỷ
FXGT hiện là đối tác uy tín tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia,Thailand và Châu Phi
Được thành lập vào năm 2009 bởi Finvasia Group, Fxview có trụ sở tại Limassol, Cyprus

Amega Global Ltd hiện là một công ty đầu tư, được cấp phép bởi FCA ( Mauritius ).

IG Nằm Trong Top Những Tổ Chức Hàng Đầu Về Giao Dịch Trực Tuyến.

Dukascopy là sàn giao dịch chuyên nghiệp,uy tín phù hợp với nhiều nhà giao dịch
Rakuten Securities là nhà môi giới ngoại hối,chỉ số đến từ tokyo

Tham gia IC Markets để trải nghiệm chênh lệch và điều kiện giao dịch tốt nhất.

FBS – nhà môi giới Forex chân thành và đáng tin cậy của bạn