Để đầu tư chứng khoán thành công, chúng ta sẽ tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty và những số liệu công ty đưa ra để phân tích.
Nhưng đôi khi chúng ta lại không biết được đâu là điểm giá đẹp để mua cổ phiếu khi mà thị trường biến động từng ngày
Có những cổ phiếu biến động đột ngột giảm sâu do tình hình bão, lũ, chiến tranh chẳng hạn, khiến ta muốn mua cổ phiếu đó nhưng k biết nên mua từ giá nào? cổ phiếu đã giảm chạm đáy chưa? lúc nào thì bắt đầu tăng?
Bài viết dưới đây sẽ tập hợp những cặp nến đảo chiều để khi nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể phân tích được xu hướng giá thay đổi và áp dụng chúng khi mua cổ phiếu vào thời điểm nào là hợp lý. Một vũ khí hiệu quả giúp chúng ta lựa chọn điểm giá phù hợp để bắt đáy mua cổ phiếu.
1. Cách đọc biểu đồ nến Nhật.
Biểu đồ hình nến được cho rằng đã được phát triển trong thế kỷ 18 bởi Munehisa Homma, một thương nhân gạo Nhật Bản. Dường như rằng những biểu đồ hình nến đã được phát triển trong thời gian đầu của thời kì Minh Trị ở Nhật Bản (cuối những năm 1800)
Biểu đồ hình nến là một hỗ trợ thị giác để đưa ra quyết định trong chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường hàng hóa, và giao dịch tùy chọn. Biểu đồ hình nến phục vụ như là một nền tảng của phân tích kỹ thuật.
Một cây nến Nhật biểu thị sự giao động của giá cả trong một khoảng thời gian nhất định. Mô hình nến gồm có 2 phần: thân nến và bóng nến.
- Thân nến thể hiện phạm vi dao động giá ở giữa thời điểm đóng cửa và thời điểm mở cửa.
- Bóng nến thể hiện phạm vi mức giá trên và dưới của sản phẩm giao dịch.
Nếu giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa thì nến biểu hiện xu hướng tăng giá → thường có màu xanh
Nếu giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa thì nến biểu thị xu hướng giảm giá → thường có màu đỏ.
2. Thế nào là mô hình nến đảo chiều?
Mô hình cặp nến đảo chiều gồm các cây nến Nhật có hình dạng đặc biệt. Chúng được sử dụng như một công cụ để phân tích, dự đoán xu hướng tăng – giảm giá cổ phiếu.
Từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định giao dịch chứng khoán phù hợp. Cặp nến đảo chiều thường xuất hiện vào cuối xu hướng tăng hoặc giảm.
3. Các mẫu nến đảo chiều tăng mạnh.
Có nhiều bộ nến cặp nến để nhận biết được xu hướng đảo chiều của cổ phiếu
Dưới đây là tập hợp những cặp nến đảo chiều giúp ích cho nhà đầu tư phát hiện xác xuất cao cổ phiếu từ chiều giảm đảo chiều tăng, để mua được cổ phiếu với giá tốt nhất.
3.1 Dragonfly Doji (nến doji chuồn)
Sẽ có nhiều hình dạng biến thể của nến Doji
Cặp nến đảo chiều Doji Dragonfly được coi là một mô hình đảo chiều xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm và dự đoán một đợt tăng giá hoặc phục hồi. Dragonfly lý tưởng nhất là nên có một thân vô hình và một cái bóng dài bên dưới. Do đó, mô hình cho thấy giá mở, giá cao và giá đóng cửa tương đối bằng nhau.
Ví dụ: Đây là biểu đồ của cổ phiếu của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
Ở cuối chu kỳ giảm, xuất hiện nến Doji và bắt đầu đảo chiều tăng giá.
3.2 Engulfing (nhấn chìm tăng)
Ba tiêu chuẩn để áp dụng cặp nến đảo chiều Engulfing:
+ Thị trường phải đang trong 1 xu hướng rõ ràng giảm, thậm chí có thể là xu hướng ngắn hạn.
+ Hai cây nến hình thành mô hình nến Engulfing, cây nến thứ hai phải áp đảo thân cây nến thứ nhất (không cần thiết phải lấn át cả bóng nến).
+ Màu sắc của cây nến thứ 2 phải đối lập với cây nến thứ nhất.
Ví dụ hình ảnh dưới đây là biểu đồ của cổ phiếu CTG của NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Biểu đồ bên dưới, ta thấy đường hỗ trợ màu đỏ được xác định bởi mô hình nến Bullish Engulfing và tiếp đó là một xu hướng tăng.
Ngoại lệ, cây nến thứ nhất có dạng như một cây Doji. Như vậy, dẫn tới có trường hợp sau một xu thế giảm giá kéo dài, xuất hiện cây doji và tiếp đó là cây nên xanh với thân nến rất lớn thì có thể đó là 1 sự đảo chiều ở đáy.
Ví dụ minh họa dưới đây
Khi thị trường chớm có dấu hiệu giảm, xuất hiện cặp nến đảo chiều nhấn chìm, củng cố tiếp tục cho xu hướng tăng của cổ phiếu CTG
3.3 Piercing Pattern (nến Đường nhọn).
Mẫu nến Piercing Pattern cũng gồm hai nến, trong đó nến một là nến giảm và nến hai là nến tăng. Độ dài của nến tăng tối thiểu phải bằng một nửa so với cây nến đứng trước nó. Bên cạnh đó giá mở cửa của nến tăng phải tạo ra một khoảng cách nhất định với giá đóng của của nến giảm.
ví dụ cổ phiếu CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam
Khi xuất hiện cặp nến đảo chiều Piercing Pattern lập tức đảo chiều tăng.
3.4 Nến búa Hammer
Nế búa Hammer: Là cây nến tăng (hoặc giảm), thân nến ngắn, râu dưới dài (thường dài gấp 2 lần chiều dài của thân nến trở lên), râu trên không có hoặc rất ít gần như không. Vị trí xuất hiện nến đảo chiều Hammer ở cuối xu hướng giảm, dự báo đảo chiều xu hướng từ giảm chuyển sang xu hướng tăng.
ví dụ CTCP Hàng không VIETJET khi thị trường có xu hướng giảm, xuất hiện nến nến đảo chiều Hammer lập tức đảo chiều sang tăng.
3.5 Bullish Harami
Đặc điểm: Cấu tạo ngược lại với mô hình nến Engulfing, cây nến thân dài nằm ở phía trước bao trọn cây nến thân ngắn nằm ở phía sau.
– Cũng là mẫu nến dự báo đảo chiều xu hướng, tuy nhiên không có độ chính xác mạnh như Hanging man, The Hammer, Dark Cloud Cover, Piercing Patterm, hoặc Engulfing
– Cặp nến đảo chiều Bullish Harami xuất hiện mang ý nghĩa cảnh báo xu hướng khi mô hình này xuất hiện ở đỉnh hoặc đáy của 1 xu hướng.
ví dụ cổ phiếu của Tập đoàn Bảo Việt khi thị trường đang đi ngang, bỗng xuất cặp nến đảo chiều Bullish Harami , lập tức cổ phiếu chuyển sang chiều tăng.
Một số trường hợp biến thể khác của Harami.

3.6 Nến Sao mai Morning Star.
Morning Star (Sao Mai): Dự báo đảo chiều từ giảm sang xu hướng tăng.
ví dụ cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đang trong đà giảm, xuất hiện mô hình nến Morning Star lập tức cổ phiếu chuyển sang chiều tăng.
3.7 Tweezers Top và Tweezers Bottoms
Mẫu hình Tweezers Top: Trong một xu hướng tăng, cặp nến đảo chiều Tweezers Top được hình thành, nó bao gồm 2 hoặc nhiều cây nến cùng chạm đáy (có những mức thấp gần như nhau). Chúng có thể được tạo từ thân, bóng nến, và/hoặc doji.
– Mẫu hình Tweezers Bottoms: Trong một xu hướng giảm, một Tweezers Bottoms được hình thành, nó bao gồm 2 hoặc nhiều cây nến cùng chạm đáy ( có những mức giá thấp gần như nhau). Chúng có thể được tạo từ thân, bóng nến, và/hoặc doji. – Ý nghĩa: Chúng làm tăng thêm sự chính xác cho các mô hình nến đảo chiều khác.
ví dụ Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai khi xuất hiện mô hình nến Tweezers Top báo hiệu củng cố cho cổ phiếu.tiếp tục tăng.
4. Nguyên tắc giao dịch thành công với mẫu nến đảo chiều mạnh
Các mẫu nến đảo chiều mạnh sẽ báo hiệu xu hướng của thị trường, giúp nhà đầu tư đưa ra nhận định chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, để việc giao dịch thành công, cần lưu ý một số nguyên tắc:
Chỉ vào lệnh khi mẫu nến đảo chiều đã hoàn thành
Bạn cần phải đợi cây nến tín hiệu cuối cùng của mô hình nến đảo chiều đóng cửa để xác định chính xác dạng mô hình nến rồi mới đưa ra quyết định vào lệnh. Nếu vội vã vào lệnh quá sớm, bạn dễ phán đoán sai và gặp nhiều rủi ro. Vì vậy hãy kiên nhẫn để tăng khả năng thành công trong giao dịch.
Cắt lỗ
Không bao giờ có trường hợp nào là an toàn 100% nên bạn không bao giờ được quên đặt cắt lỗ để đề phòng tình huống xấu xảy ra. Trong mẫu nến đảo chiều, bạn nên cắt lỗ ở trên hoặc dưới cùng của mô hình, điểm cắt lỗ nên cách râu nến tốt nhất là khoảng 2 – 3 pip để tránh trường hợp nên rút chân.
Chốt lời
Trong mô hình nến đảo chiều, mức giá tối thiểu bạn dùng để chốt lời phải bằng kích thước hình thành của mô hình nến. Bạn có thể áp dụng quy tắc R : R như 1:1 hoặc 1:2 để chốt lời, lưu ý kết quả thu được sẽ là lợi nhuận tối thiểu thu được nhưng mô hình đảo chiều thường tốt hơn kỳ vọng nên bạn có thể áp dụng thêm trailing stop khi chốt lời để thu được lợi nhuận.
=> Mô hình nến đảo chiều có hiệu quả cần kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác như đường trendline, đường MA, đường RSI, hỗ trợ và kháng cự.
Những mẫu nến đảo chiều mạnh là một trong những công cụ phổ biến nhất để các nhà đầu tư đánh giá thị trường và đưa ra dự đoán cho xu hướng giá, tuy không quá phức tạp nhưng ứng dụng tốt mô hình nến này lại đem về hiệu quả rất cao.
Chúc bạn đầu tư thành công và may mắn
Tổng hợp
Tuyết Mai U330/Tradafx