Chỉ Báo Mây Ichimoku (Ichimoku Indicator) Tên Đầy Đủ Là Ichimoku Kinko Hyo Hay Mây Ichimoku Là Một Chỉ Báo Kỹ Thuật Hiển Thị Xu Hướng Hiện Tại. Sở Dĩ Nó Được Gọi Là Mây Ichimoku Bởi Nó Có Hình Dạng Giống Như Hình Đám Mây.
Chỉ Báo Mây Ichimoku (Ichimoku Indicator) Tên Đầy Đủ Là Ichimoku Kinko Hyo Hay Mây Ichimoku Là Một Chỉ Báo Kỹ Thuật Hiển Thị Xu Hướng Hiện Tại. Sở Dĩ Nó Được Gọi Là Mây Ichimoku Bởi Nó Có Hình Dạng Giống Như Hình Đám Mây.
Một chỉ báo xác định xu hướng mạnh mẽ nhưng thường gây tranh cãi bởi giao diện phức tạp của nó. Chỉ báo này được hình thành để trở thành một chỉ báo độc lập hiển thị xu hướng hiện tại. Khác với vẻ ngoài phức tạp, bản chất chỉ báo này đơn giản hơn nhiều.
Chỉ báo được nhắc tới ở đây chính là Ichimoku. Và nhiều nhà giao dịch cũng sẽ thắc mắc Ichimoku hay đám mây ichimoku là gì, cách sử dụng ichimoku và phương pháp giao dịch ichimoku như thế nào hay những tuyệt chiêu ichimoku bắt đỉnh bắt đáy. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của TradaFX nhé!
Chỉ báo mây Ichimoku (Ichimoku indicator) tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo hay mây ichimoku là một chỉ báo kỹ thuật. Sở dĩ nó được gọi là mây ichimoku bởi nó có hình dạng giống như hình đám mây. Chỉ báo này cho thấy các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự cũng như động lượng và xu hướng.
Nó có thể thực hiện điều này bằng cách tính các giá trị trung bình và vẽ chúng trên biểu đồ. Ngoài ra, nó cũng sử dụng các dữ liệu này để tính toán một “đám mây” dự đoán nơi giá có thể tìm được ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong tương lai. Chính bởi tính đa dạng này nên Ichimoku cloud được coi là một hệ thống giao dịch khá hoàn chỉnh.
Ichimoku được phát triển bởi Goichi Hosoda, một nhà báo người Nhật cùng một nhóm cộng sự từ năm 1935. Nhưng mãi tới những năm 1960 ông mới công bố chỉ báo này với công chúng bằng cách đưa vào sách và phát hành nó ra thị trường.
Mây Ichimoku nổi tiếng là chỉ báo có giao diện khá phức tạp và khó hiểu, nhưng một khi đã hiểu rõ về nó, bạn có thể thấy nó đơn giản hơn nhiều so với vẻ bề ngoài.
Ichimoku được cấu tạo bởi năm đường, và hai trong số năm đường đó cấu tạo nên một phần rất đặc biệt, đó chính là Kumo Cloud (Đám mây Kumo).
Bốn trong năm thành phần của chỉ báo Ichimoku dựa trên số liệu trung bình của mức cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định.
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về cách giao dịch ichimoku, hãy cùng xem chi tiết về thành phần của nó và công thức tính chỉ báo này dưới đây:
Đường Kijun Sen hay còn gọi là đường tiêu chuẩn trên ichimoku chart phía trên là đường màu đỏ. Kijun-sen đóng vai trò là một chỉ báo của các chuyển động giá trong tương lai. Nếu giá di chuyển cao hơn đường này, nó có thể leo lên cao hơn nữa. Và ngược lại, nếu giá di chuyển xuống phía dưới đường này, nó có thể giảm sâu hơn nữa.
Thông thường Kijun-sen chính là giá trị trung bình giá cao nhất và giá thấp nhất trong 26 phiên. Nếu sử dụng khung D1 thì chính là trong 26 ngày.
Công thức tính của đường Kijun-sen:
Trong biểu đồ phía trên thì Tenkan-sen chính là đường màu xanh dương. Tenkan-Sen hay còn được gọi là đường chuyển đổi đóng vai trò như một chỉ báo xu hướng của thị trường. Nếu đường này đang di chuyển lên hoặc xuống chứng tỏ thị trường đang trong xu hướng, còn nếu đường này nằm ngang thì đồng nghĩa thị trường đang trong phạm vi.
Nói cách khác, giá nằm trên đường tenkan-sen, thị trường đang trong xu hướng tăng. Ngược lại, nếu giá nằm dưới đường tiêu chuẩn, thị trường đang trong xu hướng giảm.
Cách tính đường Tenkan-san tương tự với đường Kijun-san nhưng là trong 9 phiên chứ không phải trong 26 phiên.
Công thức tính đường Tenkan-san:
Chikou Span hay còn gọi là đường trễ là đường màu xanh lá trên biểu đồ. Sở dĩ đường này được gọi là đường trễ bởi nó chính là giá đóng cửa hiện tại được vẽ lùi về 26 phiên.
Khi Chikou Span cắt đường giá đang đi từ trên xuống, đó là tín hiệu bán. Và ngược lại, khi Chikou Span cắt đường giá đang đi từ dưới lên, đó là tín hiệu bán.
Đường dẫn A (Senkou-span A) chính là đường màu xanh lá nhạt hơn phía trên biểu đồ. Đường này chính là giá trị trung bình của đường Tenkan-sen và đường Kijun-sen, và được vẽ trên biểu đồ tiến về phía trước 26 phiên.
Công thức tính Senkou-Span A:
Senkou-Span B (Đường dẫn B) là đường màu cam ở trong biểu đồ phía trên. Công thức tính Senkou-span B tương tự như công thức tính Tenkan-sen và Kijun-sen, khác ở chỗ nó được tính trong 52 chu kỳ thay vì 26 kỳ. Và trên biểu đồ cũng được vẽ tiến về phía trước 26 phiên.
Đám mây Kumo chính là điểm đặc biệt và đáng chú ý nhất trong chỉ báo này và thường được sử dụng để xác nhận xu hướng tổng thể. Đám mây này được tạo thành bởi hai đường senkou-span A và senkou-span B.
Bởi đường tiêu chuẩn và đường chuyển đổi lần lượt được tính trong 26 và 9 chu kỳ trong khi đường dẫn B được tính trong 52 chu kỳ, vậy nên đường bao màu xanh lá nhạt (senkou-span A) sẽ di chuyển nhanh hơn đường bao màu cam (senkou-span B). Nguyên tắc này cũng được áp dụng với đường trung bình động. Đường trung bình động chu kỳ càng ngắn càng khó đoán và chuyển động nhanh hơn so với đường trung bình động chu kỳ dài hơn.
Có hai cách để xác định xu hướng tổng thể bằng cách theo dõi hướng dẫn sử dụng ichimoku. Đầu tiên, xu hướng tăng khi giá ở phía trên đám mây, xu hướng giảm khi giá ở phía dưới đám mây và sideways khi giá ở trong đám mây.
Thứ hai, xu hướng tăng mạnh khi đường senkou-span A đang dốc lên và nằm phía trên senkou-span B. Khi đó sẽ tạo ra đám mây màu xanh. Ngược lại, xu hướng giảm càng được củng cố khi đường đường senkou-span A đang dốc xuống và nằm phía dưới đường senkou-span B. Khi đó đám mây màu đỏ sẽ xuất hiện.
Bởi vì đám mây được dịch chuyển về phía trước 26 ngày, nó cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về hỗ trợ hoặc kháng cự trong tương lai.
Chỉ báo Ichimoku được tích hợp trên hầu hết các nền tảng giao dịch. Và như những bài viết khác, do MT4 là nền tảng giao dịch phổ biến nhất nên trong kiến thức forex này sẽ hướng dẫn cách sử dụng ichimoku trên MT4. Việc cài đặt chỉ bảo này rất đơn giản, cũng như có nhiều cách để thực hiện.
– Mở phần mềm MT4
– Nhìn vào bảng Navigator góc trái màn hình -> Chọn Indicator -> Trend -> Chọn Ichimoku Kinko Hyo
– Sau đó sẽ xuất hiện một hộp thoại cài đặt thông số:
Trong bảng này, bạn có thể tuỳ chỉnh số phiên của các đường thành phần của chỉ báo Ichimoku. Bảng thông số hiện các cài đặt mặc định, bạn có thể tuỳ chỉnh nhưng TradaFX khuyên các bạn nên dùng các thông số mặc định này. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi màu sắc ở tab Colors.
Lưu ý: Trong tab Colors, Up Kumo và Down Kumo chính là Senkou Span A và Senkou Span B.
– Sau khi nhấn OK, biểu đồ của bạn sẽ giống như thế này:
– Mở phần mềm MT4
– Nhìn trên thanh Menu, mục Indicator list (xem ảnh) -> Trend -> Chọn Ichimoku Kinko Hyo
– Sau khi xuất hiện bảng cài đặt thông số chỉ báo Ichimoku, làm tương tự cách 1.
– Mở phần mềm MT4
– Chọn Insert -> Indicators -> Trend -> Chọn Ichimoku Kinko Hyo (xem ảnh)
– Sau khi xuất hiện bảng cài đặt thông số chỉ báo Ichimoku, làm tương tự cách 1.
ƯU ĐIỂM | HẠN CHẾ |
– Mây Ichimoku có thể được sử dụng ở mọi khung thời gian
– Có thể sử dụng cả trong thị trường tăng và giảm giá. |
– Nhược điểm của Ichimoku sử dụng dữ liệu của quá khứ và những điều đã xảy ra trong quá khứ chưa chắc sẽ xảy ra trong tương lai như các nhà giao dịch mong đợi.
– Giống như các chỉ báo kỹ thuật khác trong thị trường forex, ichimoku cũng có thể đưa ra những tín hiệu sai. – Khi áp dụng các khung thời gian thấp, các tín hiệu mây ichimoku đưa ra không được tính vào xu hướng tổng thể. |
Cuốn sách TradaFX muốn giới thiệu ở đây là Hệ thống giao dịch Ichimoku chart – Nicole Elliott. Hệ thống giao dịch Ichimoku như một chỉ dẫn giới thiệu các nhà giao dịch về đám mây Ichimoku. Vì vậy Ichimoku Charts phù hợp với cả các nhà giao dịch mới vào thị trường.
Sau hơn 10 năm kể từ ấn bản đầu tiên của cuốn sách, biểu đồ Ichimoku hay biểu đồ mây ichimoku từ việc chỉ được sử dụng bởi các thương gia Nhật Bản đã trở nên phổ biến trên thế giới.
Việc áp dụng rộng rãi kỹ thuật này có thể được bắt nguồn ít nhất một phần từ cuốn sách này, vì đây là cuốn sách đầu tiên giới thiệu kỹ thuật ra thế giới bên ngoài Nhật Bản.
Cuốn sách này bao gồm lịch sử của biểu đồ hình nến – giải thích bối cảnh mà chúng đã phát triển.
Ngoài ra, cuốn sách giải thích chi tiết cách xây dựng biểu đồ Đám mây và cách diễn giải chúng cùng với những ví dụ minh họa thực tế rõ ràng, dễ hiểu.
Các bạn có thể Download Hệ thống giao dịch Ichimoku charts pdf miễn phí tại đây.
Các cuốn sách Ichimoku hay có rất nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, hiện tại các cuốn sách về chủ đề này chủ yếu vẫn là các tài liệu bằng tiếng Anh. TradaFX sẽ cập nhật thêm các cuốn sách Ichimoku khác trong phần “Ebook Đầu tư”, các bạn đừng quên theo dõi nhé!
Thoạt đầu, trông chỉ báo này có vẻ phức tạp, nhưng nếu biết cách áp dụng chúng ta có thể có được cái nhìn về các mức hỗ trợ kháng cự, sự giao nhau giữa các đường, dao động và chỉ báo xu hướng tất cả chỉ trong một chỉ báo.
Bằng cách theo dõi các xu hướng, bài viết Ichimoku cloud là gì có thể giúp bạn tránh xác định nhầm xu hướng về cách sử dụng mây ichimoku, đọc đồ thị ichimoku hay phương pháp ichimoku nào nên sử dụng hay Ichimoku nâng cao kết hợp các chỉ báo khác, TradaFX sẽ có bài viết khác hướng dẫn đầy đủ, chi tiết, các bạn nhớ theo dõi nhé!