Liquidity Mining Là Gì? Phân Biệt Yield Farming, Stake/Staking Và Liquidity Mining

Liquidity Mining Là Gì? Đây Là Một Trong Những Khái Niệm Cơ Bản Trong Hệ Sinh Thái De-Fi Mà Các Nhà Đầu Tư Cần Phải Biết Khi Tham Gia Thị Trường Này.Liquidity Mining Khuyến Khích Người Dùng Cung Cấp Thanh Khoản Cho Protocol Trong Khoảng Thời Gian Nhất Định

Yield Farming, Stake/Staking và Liquidity Mining – 3 trong số rất nhiều khái niệm quan trọng trong hệ sinh thái DeFi mà các nhà đầu tư cần nắm được khi đầu tư trong thị trường crypto. Ngoài khái niệm, sự hiểu biết cơ bản thì cũng cần nắm được sự khác biệt của ba khái niệm này nhằm tránh sự nhầm lẫn khi nghiên cứu các dự án.

phân biệt yield farming, stake/staking và liquidity mining

1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ YIELD FARMING, STAKE/STAKING VÀ LIQUIDITY MINING

Trước khi đến với phần so sánh Yield Farming, Stake/Staking và Liquidity Mining, hãy cùng tìm hiểu khái niệm của những thuật ngữ này trong thị trường tiền điện tử và những điều nhà giao dịch nhất định cần biết trước khi sử dụng các công cụ này nhé.

1.1. Yield Farming là gì?

Yield Farming hay Farming Yields có lẽ là cách phổ biến nhất để kiếm lợi nhuận từ tài sản trong crypto. Liên tưởng dễ hiểu nhất thì hình thức này giống như việc bạn gửi tiết kiệm vào ngân hàng và sinh lãi. Tuy nhiên, phần thưởng từ Yield Farming có thể cao hơn ngân hàng rất nhiều. Yield Farming là hình thức các nhà đầu tư lock tài sản tiền điện tử có thể là coin hoặc token vào một liquidity pool dựa trên hợp đồng thông minh. 

Yield Farming là gì

Yield Farmer hay những người tham gia vào Yield Farming là nền tảng cho các giao dịch trong hệ sinh thái DeFi để thực hiện các giao dịch trao đổi và dịch vụ cho vay. Bên cạnh đó, đây là những thành phần quan trọng giúp duy trì thanh khoản của những tài sản crypto đó trong các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Lãi suất từ việc Yield Farming sẽ được tính theo năm và được gọi là APY.

Một thuật ngữ nữa cũng liên quan tới Yield Farming là AMM – viết tắt của Automated Market Maker – thuật ngữ thay thế cho sổ lệnh (order books) mà các nhà giao dịch đã quen thuộc trong các sàn giao dịch. Một Amm bao gồm hai thành phần: liquidity providers (LPs – người cung cấp thanh khoản) và Liquidity Pools. Trong đó:

– Liquidity pools hay nhóm thanh khoản là các hợp đồng thông minh bao gồm các quỹ được hình thành bởi liquidity provider tạo điều kiện cho người dùng trao đổi mua bán token trong hệ sinh thái DeFi.

Cơ chế hoạt động liquidity pool

– Liquidity Providers người cung cấp thanh khoản là các nhà đầu tư đã lock tài sản của mình trong Liquidity Pools và nhận được lãi từ hoạt động đó. Và số tài sản điện tử được lock trong Liquidity pools sẽ được cung cấp cho các giao thức trao đổi và cho vay.

1.2. Staking trong crypto

Tradafx cũng đã có bài viết về Staking là gì trong crypto, vậy nên ở phần này sẽ chỉ nhắc lại những khái niệm và thông tin cơ bản nhất về stake trong crypto. Stake coin hay stake token như một bằng chứng về hoạt động của bạn trong blockchain. Hiện nay có một số cách staking coins khác nhau nhằm hỗ trợ các giao thức DeFi khác nhau.

Stake coin trong crypto

Ví dụ các dự án mạng blockchain như Polkadot cho phép những người sở hữu DOT stake token của mình, đề xuất các validator node trong cơ chế Proof of Stake đổi lại cũng có thể nhận được lợi nhuận hàng năm (APY). Các staking platform phổ biến có thể kể đến đó là Coinbase, BlockFi, Nexo, …

1.2. Liquidity Mining là gì?

Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu khái niệm Liquidity Mining là gì? Liquidity Mining là một khái niệm mới hơn và có thể chưa phổ biến như hai khái niệm phía trên mặc dù cũng có khá nhiều điểm tương đồng. Liquidity Mining hay khai thác thanh khoản là thành phần cốt lõi quan trọng của bất kỳ dự án DeFi nào. Phương thức này chủ yếu tập trung vào việc cung cấp thanh khoản cho giao thức DeFi.

Liquidity mining là gì trong crypto

Trong quá trình này, người dùng cung cấp token hoặc coin của họ (ví dụ ETH/USDT) vào Liquidity Pools của giao thức DeFi cho việc giao dịch tiền điện tử (không bao gồm các dịch vụ vay và cho vay). Miễn là các token do người dùng cung cấp còn trong liquidity pools thì người dùng sẽ nhận được phần thưởng là native token từ giao thức đó được khai thác ở mỗi block. Tỷ lệ phân phối phần thưởng sẽ tùy thuộc vào phần của đóng góp của họ trong tổng thanh khoản.

2. PHÂN BIỆT YIELD FARMING, STAKE/STAKING VÀ LIQUIDITY MINING

Ngoài các khái niệm được đề cập phía trên đây thì các nhà đầu tư cũng vẫn cần hiểu cũng như phân biệt được Yield Farming, Stake/Staking và Liquidity Mining. Trước hết hãy cùng xem xét những điểm tương đồng của ba phương thức này nhé!

2.1. Đặc điểm tương đồng giữa Yield Farming, Stake/Staking và Liquidity Mining

Đầu tiên, ba phương thức Yield Farming, Stake/Staking và Liquidity Mining đều nhằm mục đích đưa tài sản nhàn rỗi hoạt động và nhận về phần thưởng từ các blockchain hay các giao thức trong hệ sinh thái DeFi. Token hay coin của người dùng đều hoạt động bằng cách cung cấp token hoặc coin cho các ứng dụng trong DeFi như trao đổi giao dịch tiền điện tử, các hoạt động vay, cho vay, …

Bên cạnh việc nhận được lợi nhuận hay phần thưởng theo năm hay còn gọi APY thì cả ba phương thức này cũng vẫn hàm chứa, tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Những rủi ro đó có thể kể đến như rủi ro từ smart contract hợp đồng thông minh, rủi ro từ biến động giá trên thị trường trong thời gian nhà đầu tư lock tài sản để thực hiện Yield Farming hoặc Staking Coins,…

2.2. Bảng so sánh sự khác biệt của Yield Farming, Stake/Staking và Liquidity Mining

 

Yield Farming

Staking trong crypto

Liquidity Mining

Định nghĩa

Lưu trữ tài sản crypto vào những liquidity pool như ETH/USD Thực hiện đặt cược tài sản crypto như token hoặc coin vào nền tảng blockchain và thực hiện phê chuẩn các giao dịch. Thực hiện thêm các tài sản crypto vào liquidity pool của các giao thức DeFi

Công nghệ cơ bản

Cơ chế AMM (Automated Market Maker) Cơ chế đồng thuận Proof of stake Các hợp đồng thông minh smart contract và Liquidity Provider 

Nền tảng hỗ trợ

Các nền tảng AMM như Uniswap Hợp tác với cả nền tảng tập trung lẫn phi tập trung

Nền tảng Compound là nền tảng đầu tiên giới thiệu liquidity mining trong các chương trình khuyến nghị của nó.

Phần thưởng Thường theo APY tuỳ thuộc vào số tài sản crypto mà người tham gia Yield Farming lock Được hưởng đặc quyền xác thực giao dịch trong mạng lưới blockchain. Nhận phần thưởng là token

Dành cho những người cung cấp thanh khoản Liquidity Provider native token

Rủi ro
  • Rủi ro thanh khoản
  • Rủi ro kết hợp từ hệ thống
  • Rủi ro xác thực 
  • Rủi ro biến động giá
  • Khoảng thời gian khoá tài sản kéo dài
  • Rủi ro từ bên đối tác
  • Rủi ro dự án rug pull (nhà phát triển rời bỏ dự án)
  • Rủi ro hợp đồng thông minh

Có thể tóm gọn sự khác biệt Yield Farming, Stake/Staking và Liquidity Mining cơ bản nằm ở bản chất của nó. Yield Farming đầu tư số tài sản bạn có vào các giao thức cung cấp thanh khoản. Stake/Staking thì liên quan đến việc bạn khoá hay lock token của mình đổi lại các đặc quyền nhằm xác thực các giao dịch trong giao thức. Còn Liquidity Mining cũng lock token nhưng với mục đích có được quyền quản trị trong các giao thức.

Vậy nên, nếu xét về mục tiêu thì Yield Farming được sử dụng với mục tiêu mang lại cho bạn lợi nhuận cao nhất có thể từ số tài sản tiền điện tử của mình. Bên cạnh đó thì Liquidity Mining tập trung vào việc cải thiện tính thanh khoản của giao thức DeFi. Còn Staking thì hoạt động nhằm duy trì tính bảo mật của mạng lưới blockchain. Vậy nên ở phần rủi ro của Stake trong crypto có đề cập tới rủi ro xác thực. 

3. TỔNG KẾT

Nói chung, mỗi hình thức trong số Yield Farming, Stake/Staking và Liquidity Mining đều có những đặc điểm riêng cùng những lợi ích cũng như rủi ro tiềm ẩn mà các nhà giao dịch, các nhà đầu tư phải nắm được. Và tuỳ vào mục đích hay mục tiêu mà bạn đề ra, bạn có thể tuỳ chọn một trong những phương thức phía trên và các dự án phù hợp với nó.

5/10 - (1 vote)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Brokers Được Cấp Phép
Thành lập năm 2007, Axi đã nhanh chóng trở thành công ty giao dịch trực tuyến hàng đầu
AAAFx là công ty môi giới forex lâu đời có trụ sở chính tại Athens, Hy Lạp.
Được thành lập vào năm 2009 bởi Finvasia Group, Fxview có trụ sở tại Limassol, Cyprus
XM là một trong những sàn giao dịch ngoại hối hàng đầu thế giới
OANDA uy tín với thời gian trường tồn trên thị trường tài chính kéo dài gần 3 thập kỷ
FXGT hiện là đối tác uy tín tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia,Thailand và Châu Phi

Amega Global Ltd hiện là một công ty đầu tư, được cấp phép bởi FCA ( Mauritius ).

IG Nằm Trong Top Những Tổ Chức Hàng Đầu Về Giao Dịch Trực Tuyến.

Dukascopy là sàn giao dịch chuyên nghiệp,uy tín phù hợp với nhiều nhà giao dịch
Rakuten Securities là nhà môi giới ngoại hối,chỉ số đến từ tokyo