Ảnh Hưởng Của CPI, PPI, ISM Tác Động Như Nào Đến Forex

Một Cách Để Nắm Bắt Tình Hình Phát Triển Của Thị Trường Là Theo Dõi Các Chỉ Số. Bên Cạnh Các Báo Cáo Dữ Liệu GDP, NFP Thì Dữ Liệu Về Chỉ Số CPI, PPI, ISM Cũng Có Những Ảnh Hưởng Nhất Định Tới Thị Trường Ngoại Hối.

Bên cạnh các báo cáo dữ liệu GDP, NFP thì dữ liệu về chỉ số CPI, PPI, ISM cũng có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường ngoại hối. Bài viết hôm nay sẽ trình bày các khái niệm và cách mà các dữ liệu đó ảnh hưởng tới thị trường ngoại hối.

1. CPI: CONSUMER PRICE INDEX (CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số quan trọng về áp lực giá cả trong nền kinh tế và cung cấp một thước đo lạm phát. Các nhà giao dịch ngoại hối theo dõi chỉ số CPI, vì nó có thể dẫn đến những thay đổi trong chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, điều này sẽ làm tăng hoặc suy yếu tiền tệ so với các đối thủ trên thị trường.

1.1. CPI là gì?

CPI là viết tắt của Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng): đây là một chỉ số quan trọng được công bố định kỳ cho thấy mức tăng trưởng và lạm phát hiện tại.

Thông qua CPI có thể biết được mức mua và sự gia tăng giá của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế; cũng có thể sử dụng để tác động đến chính sách tiền tệ của quốc gia.

CPI tính bằng cách lấy bình quân có trọng số của giá cả hàng hoá và dịch vụ theo thời gian. Chỉ số này bao gồm thực phẩm, các dịch vụ như chăm sóc y tế.

CPI là một chỉ số hữu ích vì nó tác động tới các chính sách tiền tệ, lãi suất; ngoài ra còn tác động trực tiếp tới sức mạnh tiền tệ.

1.2. Ngày công bố CPI

CPI được công bố hàng tháng; tuy nhiên ở một vài quốc gia như New Zealand và Úc công bố theo quý. Một số quốc gia cũng công bố chỉ số theo năm chẳng hạn như Đức. Cục thống kê lao động Hoa Kỳ đã công bố báo cáo CPI theo tháng từ 1913.

Bảng dưới đây cho thấy cơ quan tổng hợp và tần suất công bố của một số nước:

Quốc gia Cơ quan tổng hợp Tần suất công bố
Úc Cục thống kê Úc Hàng quý
Canada Thống kê Canada Hàng tháng
Trung Quốc Cục thống kê quốc gia Trung Quốc Hàng tháng
Khu vực đồng tiền chung châu Âu Ngân hàng Trung ương

châu Âu

2 tháng 1 lần
Đức Cơ quan thống kê liên bang của Đức Hàng tháng, hàng năm
Ý Viện thống kê Ý Hàng tháng
Ấn Độ Bộ thống kê và thực thi chương trình Ấn Độ Hàng tháng
Nhật Thống kê Nhật Bản Hàng tháng
Anh Uỷ ban chính sách tiền tệ Hàng tháng
Mỹ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ Hàng tháng

1.3. Tại sao các nhà giao dịch ngoại hối nên theo dõi dữ liệu CPI?

CPI là một công cụ đo lường lạm phát mạnh mẽ. Do đó nó có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Chính vì thế. việc hiểu được nó là điều rất cần thiết.

Vậy chỉ số giá tiêu dùng tác động tới nền kinh tế như thế nào? Thông thường, lạm phát cao hơn sẽ dẫn đến lãi suất cơ bản cao hơn. Điều này là do các nhà hoạt động chính sách đặt ra nhằm hạ nhiệt nền kinh tế và giảm xu hướng lạm phát. Kết quả là, lãi suất của một quốc gia càng cao thì tiền tệ của quốc gia đó càng mạnh. Ngược lại, các quốc gia có lãi suất thấp hơn thường tiền tệ của họ cũng yếu hơn.

Việc phát hành, sửa đổi số liệu CPI có thể khiến giá trị một loại tiền tệ thay đổi. Từ đó, các nhà giao dịch có thể tận dụng nó để kiếm lời.

Ngoài ra, dữ liệu CPI còn được coi là thước đo hữu ích về hiệu quả của chính sách kinh tế của các chính phủ đối với điều kiện kinh tế trong nước, một yếu tố mà các nhà giao dịch ngoại hối có thể cân nhắc khi đánh giá khả năng biến động của tiền tệ.

Việc kết hợp CPI và các chỉ số khác có thể giúp các nhà giao dịch ngoại hối có được cái nhìn rõ ràng hơn về áp lực lạm phát.

1.4. Những điều cần lưu ý khi giao dịch với dữ liệu CPI

Khi sử dụng dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng để ra các quyết định giao dịch, các nhà giao dịch nên cân nhắc lạm phát kỳ vọng của thị trường và điều gì có thể xảy ra với tiền tệ khi những kỳ vọng này được đáp ứng hay khi chúng bị bỏ qua.

Tương tự như bất kỳ dữ liệu kinh tế lớn nào, có thể sẽ có lợi nếu bạn không có vị thế mở ngay trước đó. Các nhà giao dịch có thể cân nhắc chờ đợi vài phút sau khi dữ liệu được công bố trước khi tìm kiếm các vị thế giao dịch khả thi; bởi vì chênh lệch giữa giá mua và giá bán (spread) có thể tăng lên đáng kể ngay trước và sau báo cáo.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ lạm phát hàng tháng của Hoa Kỳ. Trong tháng gần nhất, lạm phát kỳ vọng được đặt ở mức 1.6% so với dữ liệu năm ngoái. Việc chỉ số CPI công bố khác với kỳ vọng có tác động lớn thị trường.

Biểu đồ mức lạm phát Anh năm 2018/19

Biểu đồ mức lạm phát Anh năm 2018/19

Biểu đồ mức lạm phát Anh năm 2018/19. Nguồn TradingEconomics.com, Cục thống kê lao động Hoa Kỳ.

Nhìn vào biểu đồ chỉ số đô la Mỹ có thể phần nào giải thích được tác động của CPI. Việc chỉ số được công bố khác với kỳ vọng có thể khiến chỉ số đạt mức cao mới; hoặc bật lại từ mức kháng cự.

Vì chỉ số được hình thành bởi các cặp tiền tệ EUR/USD, USD/JPY, và GBP/USD; nên bằng cách theo dõi chỉ số đô la Mỹ chúng ta có thể có hiểu được đầy đủ về các kết quả được công bố.

Đồ thị thể hiện biến động của chỉ số đô la Mỹ

Đồ thị thể hiện biến động của chỉ số đô la Mỹ.

Trong ví dụ trên, khi lạm phát tăng trong nửa đầu 2018, chỉ số đô la Mỹ cũng tăng theo tương ứng. Nhưng lạm phát của Mỹ giảm dần trong những tháng tiếp theo và không thể chạm tới mục tiêu 2%; điều đó khiến cho khả năng tăng lãi suất của Mỹ thấp đi. Kết quả là, đồng đô la phải vật lộn và suy yếu so với các đồng tiền khác.

Không phải tất cả các tin tức cơ bản phát hàng đều có tác động tới giá như mong đợi.

Sau khi dữ liệu CPI được công bố và phân tích các nhà giao dịch nên xem xét liệu giá thị trường phá vỡ hay bật lại từ bất kỳ mức cản quan trọng nào. Điều này sẽ giúp các nhà giao dịch hiểu được sức mạnh ngắn hạn của động thái và/hoặc sức mạnh của mức hỗ trợ kỹ thuật hoặc mức kháng cự, đồng thời cũng giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt hơn

2. PPI: PRODUCER PRICE INDEX (CHỈ SỐ GIÁ SẢN XUẤT)

PPI là viết tắt của Chỉ số giá nhà sản xuất và đo lường sự thay đổi trong giá của hàng hóa và dịch vụ thành phẩm mà người sản xuất bán ra. Dữ liệu PPI thể hiện sự thay đổi hàng tháng trong giá trung bình của một giỏ hàng hóa mà các nhà sản xuất mua.

2.1. PPI là gì và nó được tính như thế nào?

2.1.1. PPI là gì

PPI viết tắt của Producer Price Index (Chỉ số giá sản xuất), nó đo lường sự thay đổi giá của thành phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi các nhà sản xuất. PPI đại diện cho thay đổi trung bình của giá hàng tháng trong giỏ hàng hóa được các nhà sản xuất mua vào.

2.1.2. PPI được tính như thế nào?

PPI gồm 3 lĩnh vực sản xuất: doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cơ sở, sản xuất công nghiệp, các công ty chế biến. Được công bố bởi cục Thống kê lao động, PPI sử dụng dữ liệu được thu thập từ khảo sát qua thư điện tử các nhà bán lẻ được chọn thông qua quá trình lấy mẫu có hệ thống tất cả các công ty được liệt kê với Hệ thống Bảo hiểm thất nghiệp

2.2. PPI và lạm phát

Việc PPI tăng ngụ ý chi phí đang tăng lên. Rốt cuộc, việc tăng giá sẽ chuyển qua ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Nếu nó ảnh hưởng đủ lớn, CPI trong tương lai sẽ tăng. Điều đó là để phản ảnh mặt bằng chung giá cả đã tăng.

lạm phát

2.2.1. Lạm phát và tác động lên nền kinh tế

Giá cả tăng là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế; tuy nhiên nó chỉ tích cực khi mức tăng này được kiểm soát. Khi nhu cầu hàng hóa và dịch vụ tăng lên, các doanh nghiệp phải tăng chỉ tiêu vốn và thuê thêm nhân công để đáp ứng được nhu cầu cao hơn. Vấn đề phát sinh khi giá cả tăng mạnh, dẫn đến sức mua của tiền tệ của một quốc gia giảm sút. Ví dụ 1$ có thể mua được ít hơn so với một năm trước.

Vào những năm 1950, giá xăng là 0.27$, trong khi giá thuê nhà là 42$/tháng. Những con số này không giống với mức giá hiện tại; điều này phản ánh lạm phát làm xói mòn giá trị của đồng nội tệ như thế nào. Trong nỗ lực chống lại sự xói mòn của sức mua, các Ngân hàng Trung ương đã giảm lạm phát bằng cách tăng lãi suất tiêu chuẩn.

2.2.2. PPI tác động đến tiền tệ như thế nào?

Nếu PPI tăng lên nó có thể dẫn tới lãi suất tăng. Khi lãi suất tăng, việc gửi tiết kiệm thu hút hơn vì phần thưởng (tiền lãi) lớn hơn trước. Việc tiêu tiền trở nên đắt đỏ hơn bởi việc mất một khoản lãi khi người tiêu dùng chọn tiêu tiền thay vì gửi tiết kiệm. Do đó, PPI tăng có thể đang tác động dẫn đến tăng lãi suất và khiến tiền tệ mạnh hơn.

Lấy Euro làm ví dụ, các nhà giao dịch ngoại hối biết rằng lãi suất cao hơn dẫn tới dòng chảy tài chính tăng bởi các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua đồng Euro có lợi suất cao hơn. Điều này có xu hướng thúc đẩy giá trị của đồng Euro khi nhu cầu của đồng tiền này tăng lên.

Một chiến lược phổ biến theo đuổi lãi suất cao hơn là chiến lược “Carry Trade”; chiến lược mà các nhà giao dịch vay “đồng tiền tài trợ” có mức lãi suất thấp hơn để mua một đồng tiền có mức lãi suất cao hơn.

Tiền sinh ra lợi nhuận và các nhà giao dịch sẽ tìm cách tận dụng lợi thế này.

2.3. PPI tác động tới đồng đô la Mỹ như thế nào?

Chỉ số giá sản xuất có xu hướng ít ảnh hưởng tới đồng đô la Mỹ ban đầu. Điều này là bởi vì trong nền kinh tế thực tế, có một khoảng thời gian trễ giữa việc nhà sản xuất tăng giá và kết quả cuối cùng là lạm phát cao hơn khiến người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn.

PPI tác động tới đồng đô la Mỹ như thế nào?

Tuy nhiên, đừng để bị đánh lừa bởi “mức độ ưu tiên thấp” của tác động của dữ liệu này. Các nhà giao dịch khôn ngoan có thể dự đoán được tác động dây chuyền PPI có thể có lên CPI và lãi suất và có giao dịch phù hợp. Do đó, giá trị quan trọng nhất của dữ liệu PPI là tác động dự báo mà nó cung cấp cho thị trường.

3. ISM: INSTITUTE FOR SUPPLY MANAGEMENT (VIỆN QUẢN LÝ CUNG ỨNG)

Viện Quản lý cung ứng là hiệp hội quản lý cung ứng lâu đời nhất và lớn nhất trên thế giới. Được thành lập vào năm 1915, hiệp hội giáo dục phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ phục vụ các chuyên gia và tổ chức quan tâm đến quản lý cung ứng, cung cấp cho họ giáo dục, đào tạo, bằng cấp, ấn phẩm, thông tin và nghiên cứu.

3.1. ISM là gì?

ISM là viết tắt của Institute for Supply Management (Viện Quản lý Chuỗi Cung ứng). ISM đo lường hoạt động kinh tế từ cả khu vực sản xuất cũng như dịch vụ. Dữ liệu ISM được công bố  hàng tháng bao gồm các thông tin trọng yếu như các thay đổi về mức độ sản xuất.

ISM được thành lập năm 1915 là viện quản lý đầu tiên trên thế giới với 300 nước thành viên. Dữ liệu được thu thập từ các nhà quản trị mua hàng thuộc các quốc gia lớn đồng nghĩa ISM là một chỉ báo đáng tin cậy cho kinh tế trên toàn cầu; và kết quả của nó là biến động giá tiền tệ. Nền kinh tế của một quốc gia thường được xác định bởi chuỗi cung ứng của nó. Do đó các tin tức kinh tế công bố hàng tháng về các chỉ số PMI và ISM được các nhà giao dịch trên thế giới xem xét cẩn thận.

3.1.1. Các khảo sát ISM

ISM công bố ba khảo sát vào ngày làm việc đầu tiên mỗi tháng. Bộ ba khảo sát đó bao gồm sản xuất, xây dựng và dịch vụ. Chỉ số Quản lý thu mua (PMI) được thu thập từ các khảo sát của 400 nhà quản trị mua hàng. Những nhà quản trị này từ các lĩnh vực khác nhau đại diện cho năm lĩnh vực:

  • Hàng tồn kho
  • Nhân công
  • Tốc độ giao hàng của nhà cung cấp
  • Mức độ sản xuất
  • Đơn hàng mới từ khách hàng

ISM phát hành PMI xây dựng vào ngày làm việc thứ hai của tháng. Tiếp theo, công bố dịch vụ vào ngày làm việc thứ 3. Các nhà giao dịch ngoại hối sẽ tìm kiếm các công bố để có thể nhận định rủi ro.

3.2. ISM tác động đến tiền tệ như thế nào?

Chỉ số PMI sản xuất và ngoài sản xuất là các bước chuyển lớn của thị trường. Báo cáo này được phát hành vào 10:30 sáng (ET). Khi đó, các đồng tiền có thể biến động rất mạnh. Các dữ liệu kinh tế được dựa trên dữ liệu tháng trước được thu thập trực tiếp từ các chuyên gia trong ngành; vậy nên các nhà giao dịch có thể xác định được nền kinh tế đang mở rộng hay suy yếu; giống như dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp (NFP).

Tiền tệ phản ứng với thông tin này vì nó đại diện cho sức khỏe của nền kinh tế:

ISM tác động đến tiền tệ như thế nào?

3.3. Các nhà giao dịch ngoại hối sử dụng dữ liệu ISM như thế nào?

Các nhà giao dịch ngoại hối sẽ so sánh dữ liệu ISM của tháng trước với các dự báo mà các nhà kinh tế học công bố. Nếu chỉ số ISM được công bố cao hơn quý trước và kỳ vọng thì đô la Mỹ có xu hướng tăng giá. Đây là cách các nhà giao dịch có thể tận dụng cả phân tích kỹ thuật cũng như phân tích cơ bản.

EUR/USD suy yếu khi dữ liệu PMI tốt hơn so với dự kiến:

Biểu đồ EUR/USD khung ngày khi công bố dữ liệu PMI

Biểu đồ EUR/USD khung ngày khi công bố dữ liệu PMI

Việc PMI tốt hơn kỳ vọng đã thúc đẩy đà tăng của đồng USD so với đồng EUR. Có thể thấy trong biểu đồ chỉ số PMI đã cao hơn tháng trước, đạt mức 54.9.

Khi một dữ liệu kinh tế vượt qua kỳ vọng, những bước chuyển mạnh có thể xảy ra sau đó. Trong trường hợp này, EUR/USD giảm 150 pips trong vòng vài giờ. Các nhà giao dịch thường chọn Euro như một đồng tiền “anti – dollar” để tận dụng dòng luân chuyển vốn giữa hai nền kinh tế lớn nhất.

Chỉ số ISM phi sản xuất của Hoa Kỳ thấp thường dẫn tới việc bán tháo đồng đô la; và đồng Euro tăng giá. Một kịch bản khác là khi số liệu được công bố xấp xỉ với dự kiến; thì đồng đô la Mỹ có thể không có phản ứng với các số liệu đó.

Nhìn chung, chỉ số ISM và PMI trên 50 cho thấy nền kinh tế đang mở rộng, hoạt động tốt. Tuy nhiên khi con số này dưới 50 biểu thị rằng nền kinh tế đang suy yếu và thu hẹp. Nếu chỉ số PMI <50 trong hai tháng liên tiếp, một nền kinh tế sẽ bị coi là suy thoái.

PMI cũng được thu thập cho các nước khu vực châu Âu bởi the Markit Group; trong khi khu vực Hoa Kỳ và PMI khu vực được phụ trách bởi ISM.

4.6/10 - (10 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Brokers Được Cấp Phép
Thành lập năm 2007, Axi đã nhanh chóng trở thành công ty giao dịch trực tuyến hàng đầu
AAAFx là công ty môi giới forex lâu đời có trụ sở chính tại Athens, Hy Lạp.
Được thành lập vào năm 2009 bởi Finvasia Group, Fxview có trụ sở tại Limassol, Cyprus
XM là một trong những sàn giao dịch ngoại hối hàng đầu thế giới
OANDA uy tín với thời gian trường tồn trên thị trường tài chính kéo dài gần 3 thập kỷ
FXGT hiện là đối tác uy tín tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia,Thailand và Châu Phi

Amega Global Ltd hiện là một công ty đầu tư, được cấp phép bởi FCA ( Mauritius ).

IG Nằm Trong Top Những Tổ Chức Hàng Đầu Về Giao Dịch Trực Tuyến.

Dukascopy là sàn giao dịch chuyên nghiệp,uy tín phù hợp với nhiều nhà giao dịch
Rakuten Securities là nhà môi giới ngoại hối,chỉ số đến từ tokyo