Ethereum Là Gì? Điều Gì Đưa Mạng Lưới Ethereum Phát Triển Như Hiện Tại?

Ethereum là gì? Câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản này lại là điều khiến nhiều nhà giao dịch cũng như nhà đầu tư nhầm lẫn. Đa phần những người mới tham gia crypto sẽ biết đến đồng ETHđồng tiền điện tử của hệ sinh thái Ethereum. Vậy thì hãy để bài viết hôm nay giúp bạn có được cái nhìn chính xác hơn về mạng lưới Ethereum, về đồng Ethereum coin và cả những dịch vụ trong hệ sinh thái này. Thông qua đó, bạn sẽ hiểu được vì sao nền tảng Ethereum có thể vươn lên mạnh mẽ trở thành mạng lưới tiền điện tử lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau Bitcoin.

Ethereum là gì

1. ETHEREUM LÀ GÌ?

Trái lại với điều nhiều người nghĩ về Ethereum là gì, đây là một mạng lưới, nền tảng phi tập trung DeFi dành cho các loại tiền điện tử và ứng dụng trên toàn thế giới. Một cách dễ hiểu hơn thì mạng lưới Ethereum sử dụng mã nguồn mở, hỗ trợ các dự án trò chơi, dự án DeFi hay nhiều đồng tiền điện tử khác có thể xây dựng trên nền tảng của mình.

Mạng lưới Ethereum

Đồng thời mạng Ethereum cũng là một ngôn ngữ lập trình có thể hỗ trợ các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng. Rất nhiều dự án nổi tiếng được xây dựng trên blockchain Ethereum như UniSwap, MakerDAO hay Axie Infinity, … một số đồng token ERC-20 như USDC, SAND, MANA, … hay có một số dự án xây dựng trên máy ảo Ethereum.

2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ETHEREUM

Thực tế, trong bài viết về Ethereum Classic tradafx cũng đã đề cập cơ bản về lịch sử hình thành hai mạng lưới này.

2.1. Nền tảng Ethereum ra đời khi nào?

Ở thời điểm 2009, Bitcoin và đồng coin của nó đã thu hút không ít sự chú ý cũng như sự quan tâm của nhiều người. Và trong số đó có nhà phát triển Vitalik Buterin, một cái tên vô cùng quen thuộc, là founder nhà sáng lập mạng Ethereum. Vitalik đồng thời cũng là tác giả của Ethereum whitepaper được phát hành vào cuối 2013. 

Foinder nền tảng Ethereum

Sau khi phát hành bản whitepaper đầu tiên, đã có thêm một số nhà phát triển có hứng thú và Vitalik đã có thêm một số đồng đội mới. Điển hình là Gavin Wood, người đã mã hóa triển khai kỹ thuật đầu tiên của mạng Ethereum qua ngôn ngữ lập trình C++. Trước khi đến với dự án, Gavin đã là một nhà khoa học làm việc tại tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Microsoft. Đến tháng 4 năm 2014, Gavin Wood đã công bố Yellow Paper, tài liệu kỹ thuật của giao thức Ethereum protocol.

2.2. Sự kiện Ethereum Hard Fork

Như đã đề cập trong bài viết Ethereum Classic và sẽ được đề cập một lần nữa trong bài viết Ethereum là gì hôm nay một cách chi tiết hơn đó là sự kiện Hard Fork mạng Ethereum. Vào năm 2016, Ethereum chia thành hai blockchain khác nhau, mạng cũ được lấy tên Ethereum Classic. Lý do chính dẫn đến đợt hard fork này là do vụ hack vào đầu 2016, tin tặc hacker đã lợi dụng lỗ hổng dự án của bên thứ ba, khai thác một bộ smart contract DOA có nguồn gốc Ethereum và lấy đi số ETH có giá trị khoảng 50 triệu USD.

Sự kiện Ethereum Hard Fork

Liên tiếp các vụ hack liên tục xảy ra, một nhóm trong đội ngũ phát triển cốt lõi của dự án dẫn đầu bởi Vitalik Buterin đã quyết định rời đi với Ethereum và một số nhà phát triển khác quyết định ở lại giải quyết “mớ hỗn độn” và đổi tên dự án thành Ethereum Classic. Soft Fork là đề xuất đầu tiên, điều này về cơ bản sẽ cần đa số các thợ đào mạng Ethereum bỏ phiếu. Tuy nhiên, may mắn đã không mỉm cười khi một lỗ hổng bảo mật đã tìm thấy trong quá trình bỏ phiếu nên đề xuất này đã bị huỷ bỏ. Điều này đã đưa đến một đợt hard fork khi các nhà phát triển đưa ra quyết định tạo ra một phiên bản mới với quy tắc hoạt động khác hoàn toàn với bản gốc.

3. ĐỘI NGŨ ĐỨNG SAU MẠNG LƯỚI ETHEREUM

Mạng Ethereum ban đầu có số lượng founder lên tới tám người, đây có thể coi là số lượng tương đối lớn. Trong số đó, hai cái tên nổi bật nhất là Vitalik Buterin và Gavin Wood. Vitalik trước khi đến với Ethereum đã đồng sáng lập cũng như viết bài trên website cho Tạp chí Bitcoin Magazine. Còn Gavin Wood là người đầu tiên đề xuất ngôn ngữ lập trình native cho nền tảng Ethereum là Solidity, đồng thời được bổ nhiệm là Giám đốc Công nghệ CTO của Ethereum Foundation.

Đội ngũ phát triển nền tảng Ethereum

Bên cạnh đó đội ngũ đứng sau mạng Ethereum còn có Anthony Di Iorio – điều hành dự án trong giai đoạn đầu tiên hay Charles Hoskinson – một cái tên quan trọng trong sự thành lập Quỹ Ethereum Foundation đặt trụ sở tại Thuỵ Sỹ. Một doanh nhân người Canada giống như Di lorio, Joseph Lubin đã hỗ trợ rất nhiều cho Ethereum từ những ngày đầu thành lập, cũng như đã thành lập một dự án ươm tạo cho các startup xây dựng dựa trên Ethereum. 

4. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ETHEREUM

Tương tự như Bitcoin, mạng Ethereum hoạt động với hệ thống máy tính phê duyệt, xác thực các giao dịch, dữ liệu được gọi là node, không phải một máy chủ tập trung. Hệ thống máy tính đó sẽ tham gia vào việc giải các phương trình toán học đưa các block mới vào chuỗi và xác thực các giao dịch trong mạng.

Ethereum hoạt động như thế nào

Hiện tại, nền tảng Ethereum đang sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work hay bằng chứng công việc (PoW). Tuy nhiên, dự án đã xây dựng kế hoạch để chuyển sang cơ chế Proof of Stake bằng chứng cổ phần với layer 2 Ethereum nhằm mục đích mở rộng cũng như khả năng tiếp cận mạng lưới thân thiện hơn với môi trường. Mạng Ethereum không bị bất cứ bên thứ ba nào kiểm soát, nó được kiểm soát hoàn toàn bằng mã. Và các mã này được tạo ra bởi các smart contract trong mạng.  

4.1. Blockchain Ethereum

Về cơ bản blockchain Ethereum khá tương đồng với blockchain Bitcoin. Sự khác biệt lớn giữa hai blockchain này đó là blockchain Ethereum bao gồm một bản sao của danh sách giao dịch, trạng thái gần nhất của giao dịch cùng với giá trị, số block, độ khó cũng được lưu trữ trong block. 

Cơ chế hoạt động của blockchain Ethereum

Blockchain Ethereum lưu trữ lịch sử tất cả các hợp đồng thông minh đã thực hiện. Mạng lưới các nodes trên toàn cầu lưu trữ một bản sao của toàn bộ blockchain. Mạng lưới máy tính trong mạng nodes xử lý smart contract bất cứ khi nào được thực hiện nhằm đảm bảo các quy tắc được đặt ra trong mạng lưới đều được tuân thủ. Tất cả các nodes trong mạng Ethereum được kết nối với nhau và đều tuân theo một bộ quy tắc khi xác minh giao dịch

4.2. Máy ảo Ethereum Virtual Machine (EVM)

Định nghĩa đơn giản và dễ hiểu nhất về máy ảo Ethereum là gì chính là nền tảng mà các nhà phát triển có thể sử dụng để xây dựng các ứng dụng phi tập trung dApps trên mạng Ethereum. Đây là nơi tập hợp của tất cả các Ethereum account và smart contract hợp đồng thông minh. Sở dĩ được các dự án mới ưa thích bởi lẽ nó không yêu cầu phần cứng quá mạnh mẽ, phù hợp với cả các nhà phát triển còn “non trẻ”. 

Máy ảo Ethereum EVM

Về cơ bản máy ảo EVM hoạt động như một hàm trong toán học. Khi đưa một dữ liệu, yếu tố đầu vào, nó sẽ trả về một đầu ra xác định. Trong quá trình hoạt động, máy ảo Ethereum sẽ duy trì một bộ nhớ tạm thời, không tồn tại giữa các giao dịch. Tất cả các dự án triển khai trên EVM đều sẽ phải tuân theo các đặc điểm kỹ thuật được mô tả chi tiết trong Ethereum Yellow Paper.

5. HỆ SINH THÁI ETHEREUM LÀ GÌ?

Thời gian gần đây thì cụm từ hệ sinh thái DeFi đã không còn quá xa lạ với thị trường crypto. Tuy nhiên, ở thời điểm Ethereum ra mắt thì lại được coi là một điều hoàn toàn rất mới mẻ, vậy thì hệ sinh thái Ethereum là gì? Về cơ bản hệ sinh thái DeFi là để chỉ việc xây dựng các ứng dụng DeFi trên cùng một nền tảng blockchain, mà cụ thể ở đây là Ethereum. 

Nền tảng, mạng lưới Ethereum cho phép người dùng có quyền truy cập vào tất cả các dịch vụ, công cụ tài chính phi tập trung khi kết hợp mọi loại hình dịch vụ, giao thức từ vay, cho vay, đầu tư, stake coin đến giao dịch phi tập trung hay cả các dự án game. Ethereum là mạng có khối lượng giao dịch cũng như sử dụng các ứng dụng trong hệ sinh thái đáng kể hơn hẳn so với các mạng khác. Một số sản phẩm nổi bật và được quan tâm trong hệ sinh thái Ethereum bao gồm:

  • Ví Ethereum, ví tiền điện tử
  • Các giao thức quản lý tài sản
  • Trình theo dõi danh mục đầu tư
  • Các giải pháp thanh toán
  • Sàn giao dịch phi tập trung DEX …

Hệ sinh thái Ethereum

Tuy nhiên, khi các dApp càng được sử dụng nhiều, các giao dịch trên mạng Ethereum càng nhiều thì một vấn đề được đặt ra là vấn đề về tắc nghẽn mạng và phí gas cao hơn. Đỉnh điểm vào tháng 5 năm 2021 đã có những thời điểm phí giao dịch trung bình trong mạng Ethereum đã lên tới hơn 70 USD.

6. ĐỒNG ETHEREUM LÀ GÌ?

Đồng tiền điện tử gốc của mạng Ethereum là Ether (ETH). Tương tự như các đồng coin của các blockchain khác, ETH có thể được sử dụng trong các giao dịch trên những sàn giao dịch tiền điện tử. Tính theo vốn hoá thị trường đến thời điểm này, ETH vẫn là đồng coin lớn thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau BTC. 

Trong nền tảng Ethereum thì đồng ETH có thể được sử dụng với các mục đích bao gồm:

  • Thanh toán 
  • Cung cấp năng lượng cho dApps
  • Trả phí giao dịch

Tiền điện tử Ethereum là gì

Vì là một trong những đồng coin hàng đầu trên thị trường nên việc mua bán ETH không gặp khó khăn gì. Bạn có thể dễ dàng tìm được các cặp giao dịch ETH trên cả sàn giao dịch tập trung và phi tập trung. Các giao dịch trong mạng có thể dễ dàng xem và tra cứu thông qua Ethereumscan.

6.1. Thông tin cơ bản về tiền điện tử Ethereum

Các thông tin cơ bản về tiền điện tử Ethereum (ETH) được cập nhật đầy đủ trên các trang thông tin crypto như CoinMarketCap, CoinGecko. Một số thông tin cơ bản về đồng coin Ethereum mà bạn cần nắm được:

  • Tên đồng coin: Ether
  • Ký hiệu: ETH
  • Blockchain: Ethereum
  • Tiêu chuẩn token: ERC 20
  • Giá ETH hôm nay: 1,518.16 USD
  • Nguồn cung đang lưu hành: 121,685,848 ETH

Smart contract Ethereum là gì?

  • HECO: 0x64ff637fb478863b7468bc97d30a5bf3a428a1fd
  • BEP20: 0x2170ed0880ac9a755fd29b2688956bd959f933f8
  • Avalanche C-Chain: 0xf20d962a6c8f70c731bd838a3a388d7d48fa6e15
  • TomoChain: 0x2eaa73bd0db20c64f53febea7b5f5e5bccc7fb8b
  • Sora: 0x0200070000000000000000000000000000000000000000000000000000000000
  • RSK RBTC: 0x1D931Bf8656d795E50eF6D639562C5bD8Ac2B78f
  • Velas: 0x85219708c49aa701871ad330a94ea0f41dff24ca
  • Solana: 2FPyTwcZLUg1MDrwsyoP4D6s1tM7hAkHYRjkNb5w6Pxk
  • Klaytn: 0x34d21b1e550d73cee41151c77f3c73359527a396
  • Near: Aurora

6.2. Phân bổ ETH coin

Đội ngũ phát triển mạng Ethereum đã khai thác trước (pre-mine) khoảng hơn 72 triệu coin ETH. Số coin đó đã được phân bổ với tỷ lệ như sau:

  • Crowd Sale: 83.3% tương đương 60 triệu coin ETH được phân bổ cho khoảng 1,000 nhà đầu tư vào 2014.

ETH Coin Allocation

  • Đội ngũ phát triển nền tảng Ethereum: 16.4% tương đương 12 triệu đồng tiền điện tử Ethereum. Trong đó 3 triệu ETH được phân bổ tài trợ dài hạn cho dự án, 6 triệu coin Ethereum được phân bổ cho 85 nhà phát triển ban đầu của dự án. Và 3 triệu ETH coin còn lại được thiết kế như một chương trình cho phép các dev của dự án được mua coin với mức giá bằng với giá ở sự kiện Crowd Sale.

Số tiền thu được từ sự kiện bán công khai khoảng 18 triệu USD được dự án được sử dụng để tài trợ cho việc nghiên cứu, phát triển, truyền thông và các chi phí pháp lý cho dự án.

6.3. Cách đào Ethereum coin

Quá trình mà các máy tính giải mã các phương trình toán học để đưa các khối mới vào blockchain Ethereum được gọi là khai thác hay chính là đào Ethereum coin. Như đã đề cập phía trên thì cơ chế đồng thuận mạng Ethereum đang sử dụng là Proof of Work, giống với cơ chế đồng thuận của Bitcoin. Chính vì vậy, tương tự như Bitcoin, các máy tính trên khắp thế giới tham gia vào quá trình đào ETH, và máy giải xong trước tiên sẽ được thêm block tiếp theo vào blockchain Ethereum.

Cách đào Ethereum coin

Khi đó, họ sẽ nhận được Ethereum coin như phần thưởng. Tuy nhiên, có một lưu ý là khai thác ETH được thiết kế nhằm chống lại phần cứng khai thác chuyên dụng, phổ biến ASIC. Vậy nên việc khai thác sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng cách khai thác coin bằng GPU. Hiện nay cũng có đa dạng các phương thức đào coin nên bạn sẽ có đa dạng sự lựa chọn đào tiền điện tử Ethereum như tham gia mining pool, cloud mining, … thay vì chỉ khai thác một mình.

7. TƯƠNG LAI CỦA MẠNG LƯỚI ETHEREUM

Dự định được mong chờ và nhận được nhiều sự chú ý của rất nhiều các nhà đầu tư đó là nâng cấp mạng Ethereum phiên bản 2.0. Nó đã được lên kế hoạch từ 2020. Tính năng mới đầu tiên của ver 2 Ethereum là gì, chính là việc hợp nhất Beacon Chain với Ethereum Mainnet. Điều này sẽ là dấu chấm kết thúc cho cơ chế đồng thuận PoW và chuyển đổi hoàn toàn sang PoW. 

Tương lai mạng Ethereum

Việc hợp nhất được kỳ vọng là sẽ giảm lượng tiêu thụ năng lượng của Ethereum xuống hơn 99%. Quá trình đang ở giai đoạn cuối cùng, có một số bản test net công khai trước khi chuyển tiếp với mainnet. Dự kiến kế hoạch nâng cấp và hợp nhất này sẽ diễn ra vào quý 3 hoặc quý 4 năm 2022. 

8. TỔNG KẾT

Dù cho thị trường gần đây có tràn ngập “sắc đỏ” hay được cho là “mùa đông crypto” thì các đồng top coin như ETH coin hay dự án Ethereum vẫn luôn là những khoản đầu tư dài hạn đáng để cân nhắc. Và hy vọng qua bài viết Ethereum là gì phía trên, các nhà đầu tư đã có được những thông tin cần thiết về mạng Ethereum cũng như các dự định tương lai gần của dự án.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Brokers Được Cấp Phép
OANDA uy tín với thời gian trường tồn trên thị trường tài chính kéo dài gần 3 thập kỷ
FXGT hiện là đối tác uy tín tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia,Thailand và Châu Phi
Được thành lập vào năm 2009 bởi Finvasia Group, Fxview có trụ sở tại Limassol, Cyprus

Amega Global Ltd hiện là một công ty đầu tư, được cấp phép bởi FCA ( Mauritius ).

IG Nằm Trong Top Những Tổ Chức Hàng Đầu Về Giao Dịch Trực Tuyến.

Dukascopy là sàn giao dịch chuyên nghiệp,uy tín phù hợp với nhiều nhà giao dịch
Rakuten Securities là nhà môi giới ngoại hối,chỉ số đến từ tokyo

Tham gia IC Markets để trải nghiệm chênh lệch và điều kiện giao dịch tốt nhất.

FBS – nhà môi giới Forex chân thành và đáng tin cậy của bạn