Defillama là gì? Được mệnh danh là “bách khoa toàn thư” của những người muốn nghiên cứu về các dự án coin và token, Defillama là công cụ mà gần như bất cứ nhà giao dịch nào trong thị trường crypto cũng đều nên biết cách sử dụng. Tuy nhiên, với người mới vào thị trường thì thường sẽ không biết bắt đầu từ đâu, vậy thì hãy để tradafx “dẫn lối” giúp bạn khám phá về Defillama chains cũng như cách dùng defillama sao cho hiệu quả nhé!
1. DEFILLAMA LÀ GÌ?
Defillama là một nền tảng phân tích phi tập trung DeFi theo dõi các blockchain phổ biến như Ethereum, Avalanche, Fantom, … và một số các blockchain khác cùng các dApp được xây dựng trên đó. Thực tế nhìn vào thị trường blockchain và ứng dụng xây dựng trong thị trường này đều không mang tính tập trung nên việc có thể theo dõi tất cả các hoạt động diễn ra không phải một việc dễ dàng.
Defillama API tập hợp các trình kết nối dữ liệu nguồn mở được duy trì, đóng góp nhờ cộng đồng tập hợp bởi các cá nhân và các giao thức tài chính khác nhau. Nó cập nhật, hiển thị TVL (Total Value Locked) của các chain khác nhau xếp chúng theo một bảng xếp hạng từ TVL lớn nhất cho tới nhỏ nhất. Hiện tại Defillama đã niêm yết 1815 giao thức và 139 chain trên nền tảng của mình.
2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA DEFILLAMA
Sau khi đã hiểu được Defillama là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem cách nền tảng này hoạt động như thế nào. Website Defillama tổng hợp dữ liệu, thông tin từ hơn 80 blockchain layer 1 cùng hàng trăm ứng dụng dApp được phát triển trên các blockchain đó. Defillama được thiết kế dựa trên nền tảng Uniswap thông qua oracles của nền tảng đó. Dữ liệu của Defillama chains được lấy từ hai nguồn chính là từ Coingecko, thông tin phân tích dữ liệu được lấy từ Uniswap.info.
Không chỉ quan tâm xem Defillama là gì mà nhiều người dùng sẽ còn quan tâm việc sử dụng nền tảng có mất chi phí gì hay không? Các dữ liệu được Defillama tổng hợp và cung cấp miễn phí. Đồng thời, nền tảng này cũng cung cấp đo lường thị trường thị trường trong mỗi giao thức. Điều này được áp dụng cho cả NFT lẫn các dự án DeFi khác được đưa vào Defillama.
3. HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG DEFILLAMA
Thực tế, các nền tảng cung cấp thông tin về tiền điện tử trên thị trường không thiếu, nhưng Defillama vẫn mang đến sức hút khác biệt bởi tổ hợp các tính năng của nó. Người dùng truy cập vào Defillama để theo dõi một blockchain nào đó đang hoạt động như thế nào, một sàn DEX đang có những hoạt động gì. Thông thường, các nhà đầu tư sử dụng website này kết hợp thông tin với các website khác để củng cố quyết định đầu tư của mình.
Vậy thì để có thể biết cách dùng Defillama hiệu quả, người dùng sẽ cần nắm được nền tảng này có những chức năng cơ bản nào. Trước tiên, khi truy cập vào trang web Defi Llama, người dùng có thể dễ dàng thấy được bảng tuỳ chọn nằm phía bên tay trái. Đây là nơi điều khiển giúp bạn có thể truy cập vào các tính năng mà Defillama cung cấp.
3.1. Dashboard Defi Llama
Dashboard Defillama là giao diện đầu tiên mà người dùng được tiếp cận khi truy cập vào nền tảng này. Phần Dashboard cung cấp quyền truy cập, cho người dùng thấy được tổng quan TVL trên thị trường. Đồng thời hiển thị bảng xếp dạng TVL cho các dApp thấp dần. Người dùng có thể tuỳ chọn sắp xếp thứ hạng TVL theo các blockchain khác nhau bằng cách chọn blockchain đó ở phía trên bảng xếp hạng.
Các dữ liệu trên bảng xếp hạng của Defillama bao gồm giao dịch trên các sàn DEX, lợi nhuận từ các giao thức, … Mới đây, Defi Llama cũng đã cập nhật giao diện Dashboard mới, chuyên biệt cho từng blockchain khác nhau. Người dùng có thể truy cập đường dẫn ngay phía trên biểu đồ TVL.
3.2. Defillama Chains (Layer 1)
Ngay phía dưới Overview, người dùng có thể dễ dàng thấy Defillama Chains. Nền tảng cho thấy các layer 1 chain độc quyền mà các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng trên đó. Điểm khác biệt của các chain này so với Bitcoin là chúng hỗ trợ tương thích với các smart contract. Có lẽ chưa cần nhìn bạn cũng có thể đoán được chain lớn nhất trong Defillama là gì rồi đúng không.
Câu trả lời chắc chắn là Ethereum với gần 60% thị phần trong thị trường. Chỉ riêng Ethereum đã có hơn 33 tỷ đô la Mỹ được khoá trong hệ sinh thái mà nó xây dựng. Tuy nhiên, số liệu này cho thấy thị phần của nó sụt giảm lớn khi vấn đề về phí gas giao dịch cao đột biến, người dùng đã bắt đầu chuyển dịch dần sang các chain đối thủ khác như Tron, Binance Smart Chain, Avalanche, … Nhìn vào các thông tin trong bảng xếp hạng Defillama Chain, các nhà đầu tư có thể thấy và phân tích được nhiều thông tin của các blockchain trên thị trường.
3.3. Oracle Defillama là gì?
Oracle là một phần không thể thiếu khi nhắc đến các hệ sinh thái DeFi. Các Defillama Chains được đề cập trong phần trước cần có phương thức kết nối, giao tiếp với bên ngoài bởi lẽ các phương thức bảo mật khiến các chain bị cô lập. Giải thích ngắn gọn thì Oracle chính là phương thức kết nối cần thiết đó. Nó cho phép nguồn cấp dữ liệu, máy chủ có thể kết nối với blockchain thông qua các smart contract hợp đồng thông minh.
Theo số liệu bảng xếp hạng từ Defillama có thể thấy được hiện oracle hàng đầu là Chainlink (LINK coin) chiếm đến gần 50% thị phần toàn thị trường. Chainlink bảo mật gần 200 giao thức tài chính. Trong đó có cả những giao thức khá phổ biến như AAVE, Venus, dYdX, … Tiếp theo sau đó lần lượt là Maker và WINkLink nhưng số lượng giao thức bảo mật thấp hơn rất nhiều so với Chainlink.
3.4. Defi Llama Forks
Giải thích một chút về khái niệm Fork cho những ai chưa biết, đây là thuật ngữ để chỉ sự kiện chia một blockchain gốc và tách một blockchain thứ hai ra vẫn chia sẻ toàn bộ lịch sử với chain gốc nhưng chain thứ hai sẽ đi theo một hướng mới. Defillama Forks là nơi tập hợp các nền tảng folk từ một chuỗi gốc nào đó.
Nếu như trong phần Defillama Chains, người dùng có thể nắm được thông tin của các chain layer 1 thì trong phần này sẽ là các giao thứ DeFi layer 2. Nhìn vào biểu đồ thống kê thì có thể thấy được Uniswap đang là ứng dụng folk có TVL lớn nhất, khoảng gần 7 tỷ USD chiếm gần 70% thị phần. Các nền tảng dịch vụ như PancakeSwap, SushiSwap hay Curve Finance đều được fork từ mã hoá của Uniswap.
3.5. Defillama Airdrops
Trong bài viết Defillama là gì hôm nay thì có lẽ đây là phần được các nhà giao dịch mong chờ nhất. Hoạt động Airdrop thường nằm trong chuỗi hoạt động marketing của dự án, tặng thưởng miễn phí token khi chuẩn bị hoặc mới ra mắt token nào đó.
Vậy thì chức năng này của Defillama là gì? Hầu hết các dự án, giao thức tài chính đều xây dựng token riêng cho dự án để đảm bảo các giao dịch trong chính nền tảng của nó. Những dự án chưa có token riêng mình thì khả năng cao sẽ phát hành trong tương lai, người dùng có thể nắm được điều này để tham gia các hoạt động của dự án để nhận token thông qua các đợt airdrop. Defillama sẽ đưa ra một bảng liệt kê các giao thức airdrop tiềm năng.
3.5. Defillama NFT
Trong thị trường blockchain, đặc biệt là tài chính phi tập trung DeFi nếu như không thể không nhắc đến Oracle thì NFT cũng là một phần không thể thiếu. Khác với tiền điện tử, NFT cho người mua nó có được quyền sở hữu độc quyền. Khoảng giữa 2021, NFT bùng nổ như một trào lưu mới, thu hút và có khối lượng giao dịch đạt đỉnh với khoảng 400 triệu USD mỗi ngày.
Nếu truy cập vào Defillama ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ không thấy có tab “NFT”. Nhiều người sẽ thắc mắc nền tảng này không cập nhật các dữ liệu liên quan đến NFT hay sao? Câu trả lời là không phải, Defillama cung cấp đầy đủ các thông tin trong DeFi bao gồm cả NFT. Tuy nhiên, hệ thống đang bảo trì và điều chỉnh lại dữ liệu nên người dùng sẽ không thấy chúng được hiển thị trên nền tảng dữ liệu.
4. MỘT SỐ TÍNH NĂNG KHÁC TRÊN DEFILLAMA LÀ GÌ?
Ngoài các tính năng chính, quan trọng được giới thiệu chi tiết phía trên thì Defillama cũng cung cấp một số tính năng khác bổ trợ cho quá trình nghiên cứu của các nhà đầu tư, trong đó có một số tính năng cũng mới được ra mắt. Các tính năng đó bao gồm:
- Defillama Roundup: Các tin tức mới nhất về DeFi cũng như các dự án trong thị trường sẽ được Defillama cập nhật trong phần này.
- Wiki: Như giới thiệu từ đầu thì nhiều nhà đầu tư, nhà giao dịch coi Defillama giống như một “bách khoa toàn thư”. Chính xác thì Defillama cũng xây dựng một kho dữ liệu giống như bách khoa toàn thư. Người dùng có thể truy cập vào Defillama Wiki để tra cứu các thông tin về crypto tương tự Wikipedia. Đồng thời các nhà đầu tư cũng có thể đóng góp thông tin vào kho dữ liệu này giống như Wikipedia.
- Watchlist: Người dùng sử dụng tab này để theo dõi các thông tin về các đồng coin cụ thể mà họ có ý định giao dịch trong tương lai hoặc đã sở hữu nó.
- Categories Defillama: Tính năng này hiển thị toàn bộ các danh mục trong nền tảng Defillama. Đồng thời sẽ có một phần mô tả ngắn về mỗi danh mục để những người dùng mới có thể dễ dàng hiểu hơn về các tính năng trong nền tảng này.
5. FAQ VỀ NỀN TẢNG DEFILLAMA
Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về nền tảng Defillama trước khi kết thúc bài viết Defillama là gì hôm nay.
5.1. Đăng ký tài khoản Defillama có mất phí không?
Các nhà đầu tư và các nhà giao dịch không cần đăng ký tài khoản mà có thể truy cập vào website Defillama và sử dụng hoàn toàn miễn phí.
5.2. Doanh thu của nền tảng Defillama đến từ đâu?
Khi biết được việc sử dụng nền tảng Defillama hoàn toàn miễn phí, nhiều người sẽ thắc mắc vậy thì doanh thu của nền tảng đến từ đâu để có thể tiếp tục dự án. Nếu để ý trên nền tảng Defillama có phần “Donate”. Dự án hiện tại có thể duy trì được một phần nhờ vào phần Donate này.
5.3. TVL Defillama là gì?
TVL là cụm từ được nhắc đến rất nhiều từ đầu bài viết. Tuy nhiên, nhiều người chắc vẫn chưa hiểu về thuật ngữ này. Trong cả Defillama hay các nền tảng khác thì TVL viết tắt của Total Value Locked, đều có nghĩa là tổng giá trị của tài sản tiền điện tử được người dùng chuyển vào một giao thức nào đó nhằm mục đích kiếm lãi hoặc để nhận phần thưởng.
6. TỔNG KẾT
Nền tảng Defillama phổ biến sẽ không tránh khỏi việc so sánh với các đối thủ khác như so sánh Defillama vs DeFi Pulse hay với DeFi Rise. Tuy nhiên, thông qua các thông tin được cung cấp trong bài viết Defillama là gì phía trên, có thể đánh giá ngắn gọn nền tảng Defi Llama mang đến cho người dùng cách tiếp cận đa dạng hơn với các dữ liệu thống kê so với các nền tảng khác. Tuy nhiên, người dùng vẫn hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp các nền tảng để có được cho mình sự so sánh cũng như đa dạng các nguồn thông tin trước khi đưa ra quyết định của mình.