Cross Chain Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Cross Chain Và Multichain

Cross chain là gì? Các thuật ngữ xung quanh chủ đề này như cross chain bridge là gì, cross chain NFT, cross chain swap, cơ chế hoạt động cross chaining sẽ được đề cập chi tiết hơn trong bài viết.

Cross chain là gì? Nếu đã đọc một số tài liệu liên quan của các dự án DeFi thì chắc bạn cũng đã không ít lần bắt gặp cụm từ cross chains hay cross chain bridges rồi đúng không. Vậy nhưng bạn đã thực sự hiểu chính xác về cross chaining, cơ chế hoạt động của nó, cách phân loại cross chain network hay các dự án cross chain tiềm năng nhất hiện nay hay chưa? Thêm vào đó, sự khác biệt giữa công nghệ cross chain và multichain là gì? Nếu chưa thể trả lời được những câu hỏi đó thì bài viết hôm nay sẽ giúp bạn.

Cross chain là gì

1. CROSS CHAIN LÀ GÌ?

Cross chain (xuyên chuỗi) là thuật ngữ để mô tả khả năng tương tác giữa các blockchain độc lập với nhau. Đây được coi là một trong những giải pháp hiệu quả nhất, cross chain network tạo điều kiện cho việc chuyển giao dữ liệu, giá trị giữa hai hoặc nhiều mạng blockchain với nhau. 

Ứng dụng cross chain swaps

Thông qua giao thức xuyên chuỗi, người dùng có thể kết nối, tương tác mà không cần có sự xuất hiện của các bên trung gian. Hiện tại, công nghệ cross-chain chủ yếu được sử dụng để chuyển nhận giao dịch tài sản kỹ thuật số, swap token thông qua các giao thức cross chain bridge hay cross chain swaps. 

1.1. Tầm quan trọng của công nghệ Cross chaining

Bạn cũng có thể dễ dàng thấy được sự mở rộng của blockchain khi các giao thức trong ngành này liên tiếp được ra mắt, mỗi dự án sẽ có những tính năng, cách tiếp cận thị trường một cách độc đáo hay cả những giao thức đồng thuận mới, tối ưu hơn. Tuy nhiên, đồng thời đi cùng với sự phát triển đó là các hệ sinh thái riêng biệt đang được tạo ra mà không có sự liên kết với nhau.

Tầm quan trọng của cross chaining

Khả năng tương tác giữa các blockchain là điều cực kỳ cần thiết để có thể vượt qua các hạn chế của mỗi blockchain cũng như tạo điều kiện để mở rộng, thời gian giao dịch nhanh và bảo mật cao hơn. Về cơ bản thì khả năng tương tác cross chain đang được đề cập ở đây là khả năng xem, truy cập thông tin giữa các blockchain khác nhau. Nhờ đó mà các mạng lưới phi tập trung khác nhau có thể kết nối, tương tác với nhau mà không có sự xuất hiện của các bên trung gian sẽ tạo nên một hệ thống tài chính phi tập trung hoàn toàn. 

1.2. Các dự án cross chain nổi bật

Các dự án DeFi cung cấp các giải pháp khác nhau cho các tương tác, kết nối cross-chain. Một số dự án tập trung vào các smart contract xuyên chuỗi hay một số dự án khác lại đưa ra giải pháp sàn phi tập trung cross chain DEX. Một số dự án cross chain nổi bật có thể đề cập tới đó là:

  • Polkadot: Không chỉ là một blockchain mà dự án này còn cung cấp nền tảng để các nhà phát triển có thể tạo chuỗi riêng với các mục đích khác nhau. Các chain được tạo trên Polkadot được gọi là parachain. 
  • Cosmos Chain: Cũng được thiết kế tương tự như Polkadot, điểm khác biệt nổi bật nhất đó là cơ chế đồng thuận Byzantine Fault Tolerant (BFT). Đồng thời, nó có một trung tâm Cosmos Hub để kết nối, tương tác blockchain.

Hệ sinh thái Cosmos chain

  • Blocknet: Khác với hai dự án cross chain phía trên, các nhà phát triển của Blocknet tập trung vào phát triển sàn giao dịch phi tập trung DEX tăng cường kết nối và tương tác. 

Ngoài các dự án tài chính phi tập trung trên thì còn một số dự án cross-chain khác tập trung vào chuỗi cung ứng logistic hay mạng lưới thanh toán như VeChain (coin VET), blockchain Stella (XLM coin). Và một số dự án hỗ trợ các hoạt động của các công ty, Chính phủ. Về cơ bản mỗi dự án sẽ có quy trình xử lý giao dịch, dữ liệu khác nhau.

2. THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN CROSS CHAIN

Không chỉ quan tâm tới cross chain là gì mà khi tìm hiểu sâu hơn về nó, bạn sẽ có những thắc mắc về các thuật ngữ nhỏ hơn liên quan tới công nghệ này.

2.1. Cross chain bridge là gì?

Cross chain Bridge là một công cụ cho phép các token, smart contract, tài sản điện tử hay các dữ liệu được chuyển giao giữa hai hoặc nhiều blockchain hác nhau. Giống như tên gọi của nó bridge, công cụ này hoạt động như một cầu nối để các blockchain độc lập có thể kết nối và tương tác với nhau.

Vấn đề đã được đặt ra trước đó chính là việc người dùng khó có thể chuyển nhận, giao dịch tài sản một cách liền mạch từ các nền tảng cũ sang các nền tảng blockchain khác mới hơn. Hầu hết các cross chain bridges đều sử dụng mô hình “lock and mint” để chuyển giao giá trị giữa các chuỗi. Nhìn vào hình minh hoạ, bạn có thể dễ dàng hình dung ra cơ chế hoạt động của cross-chain bridges:

  • Nhà giao dịch A chuyển một lượng token đến một địa chỉ cụ thể đến chain nguồn (ví dụ: Ethereum hay Binance Smart Chain).

Cross chain bridge là gì

  • Số token này sẽ được khoá trong một smart contract bởi một trình xác thực validator đáng tin cậy.
  • Số lượng token đó sẽ được mint trên blockchain đích (ví dụ như blockchain Polygon).
  • Nhà giao dịch A nhận được số token đó trong địa chỉ ví của mình và có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch trên blockchain mới.

Tuy nhiên, cross chain bridge không thể giúp bạn chuyển các token sai địa chỉ hay sai tiêu chuẩn ví dụ như chuyển BTC đến mạng Ethereum. 

2.2. Cross chain DEX là gì?

Một sàn giao dịch phi tập trung cross chain DEX có thể cung cấp cho người dùng khả năng thực hiện các giao dịch tạo nguồn thanh khoản từ các nhóm mã token trên các mạng blockchain khác nhau như một cách để giảm thiểu các vấn đề phân mảnh thanh khoản khi triển khai DEX cross-chain. Khi có được khả năng truy cập thanh khoản đa dạng các blockchain, tính thanh khoản sẽ tăng lên đáng kể, mang lại cho người dùng mức trượt giá thấp hơn trong các giao dịch của họ cũng như tiếp cận với mức phí tốt hơn cho các nhà cung cấp thanh khoản trên mỗi chuỗi.

Ví dụ cross chain DEX

Hơn thế nữa, các cross chain DEX cũng có thể được thiết kế để cho phép người dùng giao dịch các native token từ một blockchain này để đổi lấy một native token từ một blockchain khác. Điều này đã cải thiện được vấn đề hay thách thức mà cross-chain bridge gặp phải. Cụ thể hơn, bạn có thể giao dịch BTC với ETH mà không cần thông qua wrapped token hay các sàn giao dịch CEX.

2.3. Cross chain NFT

Ứng dụng phổ biến tiếp theo được ứng dụng từ cross chain smart contract chính là cross chain NFT marketplace. Công cụ này cho phép người dùng có thể niêm yết, đặt giá bid cho các NFT có thể được lưu trữ trên bất cứ blockchain nào. Nhờ đó, có thể giúp tăng khả năng tiếp cận và tính thanh khoản của NFT và cho phép chúng được kết nối trên các môi trường trực tuyến một cách liền mạch sau khi quá trình bidding hoàn thành.

Cross chain NFT marketplace

Bên cạnh đó, các ứng dụng trò chơi on-chain game được xây dựng trên blockchain có thể tận dụng khả năng tương tác chuỗi chéo để theo dõi quyền sở hữu của các NFT trên một blockchain khác. Điều này sẽ cho phép người dùng giữ các NFT của họ được lưu trữ an toàn trên blockchain mà họ lựa chọn nhưng vẫn có được khả năng sử dụng NFT trong các ứng dụng chơi game trên bất kỳ blockchain nào khác. 

3. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CROSS CHAIN

Thực tế, mỗi mạng lưới cross chain network có cách áp dụng, tiếp cận khác nhau. Mỗi network sẽ sử dụng một hệ thống khác nhau nhằm cho phép thực hiện các giao dịch mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba. Trong phần này, tradafx sẽ giới thiệu một số cách tiếp cận phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất.

  • Cơ chế đồng thuận hợp nhất (Merged Consensus): Cách tiếp cận này sử dụng một chain chuyển tiếp nhằm cung cấp khả năng tương tác kết nối hai chiều giữa các chain với nhau. Cosmos hay ETH 2.0 là hai trong số nhiều dự án cross-chain sử dụng cơ chế đồng thuận hợp nhất.
  • Hệ thống xác thực (Validators): Ý tưởng cơ bản đằng sau cross chain validation đó là phân chia chức năng của cơ chế PoS như chọn lựa bộ xác thực, trình xác thực theo dõi, theo dõi uỷ quyền, … trong đó một hoặc nhiều chain chạy một phần hoặc tất cả PoS cũng như một hoặc nhiều chain khác chấp thuận, chuyển tiếp thông tin liên quan. 

hệ thống validator xuyên chuỗi

  • Federation: Định nghĩa về cách tiếp cận cross chain này dễ hiểu hơn, bạn có thể liên tưởng đến liên đoàn hay công đoàn. Nó là một nhóm tập hợp các bên được tin cậy nhằm xác thực dữ liệu của một chain này trên một chain khác. Điều này đòi hỏi cần có sự tin tưởng lớn vào một bên thứ ba.

4. PHÂN LOẠI CROSS CHAIN LÀ GÌ?

Về cơ bản, sẽ có nhiều cách phân chia, phân loại cross-chain khác nhau. Ở bài viết này, xét về khía cạnh công nghệ hay cách tương tác xuyên chuỗi, chúng ta có thể chia cross chain thành hai loại:

  • Isomorphic Cross-Chain: Tạm dịch ra tiếng Việt là cross chain phân lập. Nó được phát triển chủ yếu dựa trên Tendermint. Dự án phổ biến nhất theo dạng Isomorphic Cross Chain đó chính là mạng lưới blockchain Cosmos. 
  • Heterogeneous Cross-Chain: Bạn có thể tạm hiểu Heterogeneous Cross-Chain là cross chain không đồng nhất. Khác với Isomorphic, phân loại Heterogeneous phức tạp hơn và chủ yếu sử dụng thuật toán Proof of Work và cơ chế đồng thuận PBFT. 

5. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CROSS CHAIN VÀ MULTICHAIN

Không chỉ cross-chain mà multichain cũng là một trong chủ đề lớn được thảo luận và có được sự quan tâm lớn từ cộng đồng blockchain. Sự khác biệt giữa cross chain và multichain cũng không quá phức tạp, thực tế chỉ cần nắm được khái niệm của hai thuật ngữ này thì về cơ bản bạn đã có thể phân biệt được chúng rồi,

  • Multichain: Mang ý nghĩa đa chuỗi, nhiều chain. Trong thị trường crypto, với một dự án multichain, nó phải được xây dựng và triển khai tối thiểu trên hai chain khác nhau. Có thể là các chain như Ethereum, Polkadot, Binance Smart Chain.

So sánh cross chain và multichain

  • Cross chain: Chi tiết về khái niệm hay cơ chế hoạt động của nó đã được đề cập ở phía trên. Tóm gọn lại thì đây là giải pháp luân chuyển tài sản, dữ liệu, … từ chain này qua chain khác. Từ đó người dùng có thể dễ dàng kết nối, chuyển giao tài sản giữa các blockchain với nhau.

Lưu ý, mặc dù các dự án multichain được xây dựng trên tối thiểu hai blockchain nhưng tài sản chỉ có thể được lưu chuyển giữa các blockchain độc lập thông qua cross-chain. Đồng thời, một số dự án thuộc các lĩnh vực như DEX hay Lending chưa triển khai theo multichain.

6. TƯƠNG LAI NÀO MỞ RA CHO CROSS CHAIN

Cho đến hiện tại thì có thể thấy công nghệ cross-chain mới chỉ đang phát triển ở giai đoạn đầu, vẫn còn rất nhiều tiềm năng phía trước. Đồng thời, các thách thức cũng như khó khăn mà các dự án chuỗi chéo phải đối mặt cũng không hề nhỏ. Ví dụ như các vấn đề liên quan đến hiệu suất cross chain bridge hay tắc nghẽn mạng, …

Đến nay thì ứng dụng chủ yếu mà chuỗi chéo được áp dụng đó liên quan đến việc luân chuyển các cross chain coin hay token cross chain. Tuy nhiên, trong tương lai thì các ứng dụng của cross chain crypto có thể mở rộng ra cả việc mở rộng thông tin, thanh toán, … khiến cho trải nghiệm người dùng trở nên tốt hơn, hiệu quả hơn và còn có thể mở rộng ra các lĩnh vực khác.

7. TỔNG KẾT

Tài chính phi tập trung DeFi luôn là một “mảnh đất màu mỡ” của blockchain và đang được coi là một trong những xu hướng được nhiều nhà phát triển tập trung. Trong DeFi thì không thể bỏ qua công nghệ chuỗi chéo cross chain, thuật ngữ đã làm nhiều người thay đổi quan niệm về quy tắc phân quyền trong blockchain. Với bài viết cross chain là gì hôm nay, có thể nói gần như chắc chắn trong tương lai công nghệ này có rất nhiều không gian để phát triển cũng như các hướng phát triển khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Brokers Được Cấp Phép
Một Điểm Đến, Nhiều Cơ Hội. Đầu Tư Theo Cách Của Bạn

IG Nằm Trong Top Những Tổ Chức Hàng Đầu Về Giao Dịch Trực Tuyến.

Dukascopy là sàn giao dịch chuyên nghiệp,uy tín phù hợp với nhiều nhà giao dịch
Rakuten Securities là nhà môi giới ngoại hối,chỉ số đến từ tokyo
Một nền tảng - nhiều cơ hội

Tham gia IC Markets để trải nghiệm chênh lệch và điều kiện giao dịch tốt nhất.

FBS – nhà môi giới Forex chân thành và đáng tin cậy của bạn

JustMarkets là Nhà Môi Giới Tốt Nhất Châu Á!

Giao dịch an toàn, giao dịch với chúng tôi

Nhận Tiền Hoàn Phí dựa trên Khối Lượng Giao Dịch của bạn.