Chỉ Số S&P 500 Là Gì? Bật Mí Bí Quyết Đầu Tư S&P 500 Luôn Thắng

S&P 500 là một trong những chỉ số tiêu biểu trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Vậy chỉ số S&P 500 là gì? Chỉ số S&P500 hoạt động như thế nào? Cách tính chỉ số này trong hoạt động đầu tư ra sao?

S&P 500 là một trong những chỉ số tiêu biểu trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, chỉ đứng sau Dow Jones Index về tính đại diện cho thị trường cũng như mức độ quan tâm của nhà đầu tư. Vậy chỉ số S&P 500 là gì? Chỉ số S&P500 hoạt động như thế nào? Cách tính chỉ số này trong hoạt động đầu tư ra sao? Cùng TradaFX đi vào chi tiết trong bài viết ngày hôm nay.

Bắt đầu nhé!!!

S&P 500 là gì

1. TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ S&P 500 LÀ GÌ?

S&P 500 là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Standard & Poor’s 500 Stock Index. Chỉ số này được ra mắt lần đầu vào ngày 04/03/1957 bởi Standard & Poor’s – Công ty có xếp hạng tín dụng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đến năm 1966, tập đoàn McGraw-Hill Cos đã mua lại công công ty này và chính thức trở thành chủ sở hữu lớn nhất của S&P 500. 

S&P 500 là chỉ số được tính toán dựa trên vốn hóa của 500 công ty giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ. Bên cạnh đó, nó đóng vai trò cung cấp các thông tin về sự biến động của toàn bộ thị trường chứng khoán. Do vậy, nhà đầu tư có thể nắm bắt tình trạng cổ phiếu hiện tại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

1.1. Tiêu chí chọn công ty của chỉ số S&P 500

Tiêu chí chọn công ty của chỉ số S&P 500

Cũng giống như chỉ số Dow Jones Index, 500 công ty thành phần của S&P 500 được lựa chọn bởi một Ủy ban bao gồm các nhà kinh tế, nhà phân tích của công ty Standard & Poor’s. Ủy ban này sẽ xem xét và đánh giá những công ty thông qua một hệ thống các tiêu chí xác định. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng mà bắt buộc các công ty phải đáp ứng, đó là:

  • Giá trị vốn hóa thị trường phải từ 4 tỷ USD trở lên
  • Công ty phải có trụ sở tại Mỹ (tiêu chí này đã trở nên kém quan trọng hơn kể từ 2013)
  • Về mặt thanh khoản, tỷ lệ đồng USD giao dịch trên vốn hóa thị trường được điều chỉnh thả nổi phải lớn hơn 1
  • Có hơn 50% tổng số cổ phiếu công ty được lưu hành trên thị trường (người nắm giữ là các nhà đầu tư)
  • Những công ty này phải thuộc một trong các nhóm ngành công nghiệp, y tế, bất động sản, tài chính, công nghệ thông tin, sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ truyền thông,… theo tiêu chuẩn phân loại ngành toàn cầu GISC. Tuy nhiên, ngành công nghệ thông tin sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất. 
  • Về tài chính, công ty phải có kết quả báo cáo tài chính tốt trong những thời kỳ gần nhất như quý gần nhất hay trong cả 4 quý gần nhất
  • Ngoài ra, một số tiêu chí khác có thể kể đến như cổ phiếu niêm yết, thời gian niêm yết,…

Danh sách các công ty thành phần sẽ không cố định mà thường xuyên thay đổi. Tuy nhiên, một số công ty lớn và nổi tiếng sẽ luôn có mặt trong chỉ số này như Microsoft, Apple, Google, Facebook, AT&T, General Electric, Johnson & Johnson,…

Dưới đây là top 10 công ty hàng đầu có mặt trong thành phần của chỉ số S&P 500:

STT Công ty Mã cổ phiếu Vốn hóa thị trường Tỷ trọng
1 Apple Inc. AAPL 1.966,4 5,5%
2 Microsoft Corp. MSFT 1.883,1 5,3%
3 Amazon.com, Inc. AMZN 1.379,6 3,9%
4 Facebook, Inc.  FB 790,7 2,2%
5 Alphabet Inc. Class A GOOGLE 708,8 2%
6 Alphabet Inc. Class C GOOG 695,1 2%
7 Berkshire Hathaway Inc. BRK.B 551,9 1,6%
8 JPMorgan Chase & Co. JPM 501,2 1,4%
9 Tesla, Inc. TSLA 480,1 1,4%
10 Johnson & Johnson JNJ 444,9 1,3%

1.2. Biểu đồ chỉ số S&P 500 qua thời gian

Dưới đây là biến động của chỉ số S&P 500 Index qua các năm: 

Biểu đồ chỉ số S&P 500 qua thời gian

2. Ý NGHĨA CHỈ SỐ S&P 500 LÀ GÌ?

Chỉ số S&P 500 không chỉ giúp nhà đầu tư đánh giá được tình hình chứng khoán Mỹ một cách dễ dàng, mà nó còn thể hiện nhiều ý nghĩa quan trọng khác, bao gồm:

  • Bởi chỉ số này được tính toán dựa trên 500 công ty khác nhau và chúng đều là những công ty đi đầu trong các lĩnh vực kinh tế Mỹ, chiếm hơn 70% giá trị của thị trường chứng khoán. Do vậy, dựa vào S&P 500, nhà đầu tư có thể nhìn ra được nền kinh tế đang biến động như thế nào.
  • S&P 500 cũng phản ứng nhạy cảm với các sự kiện kinh tế quan trọng. Những thay đổi về chính sách đối nội, đối ngoại, kinh tế hay tài chính đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của chỉ số này. 
  • Bên cạnh đó, giá trị của S&P 500 cũng luôn biến đổi không ngừng. Do vậy, đây sẽ là căn cứ để nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan nhất về thị trường, từ đó có thể đưa ra những chiến lược đầu tư phù hợp nhất. 

Điểm hạn chế lớn nhất của chỉ số này chính là không phản ánh được biến động của tất cả những công ty được niêm yết trên thị trường, đặc biệt là những công ty có giá trị vốn hóa nhỏ. 

Ý nghĩa của S&P 500

3. S&P500 HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Như đã đề cập, chỉ số S&P 500 phản ánh sức khỏe nền kinh tế thế giới. Kể từ ngày 29 tháng 11 năm 2019, phân ngành trong chỉ số này được thể hiện như sau:

  • Công nghệ thông tin: 22,8%
  •  Chăm sóc sức khỏe: 14,1%.
  •  Tài chính: 13,1%.
  •  Dịch vụ truyền thông: 1,5%.
  •  Tiêu dùng tự do: 9,8%.
  •  Công nghiệp: 9,3%.
  •  Mặt hàng tiêu dùng: 7,2%.
  •  Năng lượng: 4.2%.
  •  Tiện ích: 3,3%.
  •  Bất động sản: 3%.
  •  Vật liệu: 2,7%

4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỈ SỐ S&P 500

S&P 500 phụ thuộc vào các công ty thành phần tạo nên chỉ số. Do đó, khi những yếu tố ảnh hưởng đến các công ty thành phần, chúng đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số này. Dưới đây là những yếu tố có thể tác động đến chỉ số S&P 500 mà nhà đầu tư cần nắm được:

Các nhân tố ảnh hưởng đến S&P 500

  • Chính sách của Ngân hàng Trung ương: Các chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản đầu tư doanh nghiệp và chi tiêu của người dùng.
  • Hiệu quả nền kinh tế: Vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế, lượng việc làm sẽ tăng cao, dẫn đến người lao động có thêm thu nhập và tăng năng suất. Điều này khiến nhiều cổ phiếu tăng giá do tiêu dùng tăng lên trên toàn bộ nền kinh tế. 
  • Giá cả hàng hóa: Hàng hóa chính là khối xây dựng cơ bản cho nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi giá trị cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá cả hàng hóa.
  • Định giá tiền tệ: Khi đồng USD tăng giá, điều này khiến việc mua hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Ngược lại, nếu đồng USD giảm giá, nó tương ứng với việc hàng hóa xuất khẩu sẽ bị cạnh tranh trên trường quốc tế. 

5. HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH CHỈ SỐ S&P 500 LÀ GÌ?

Trong phần này, hãy cùng TradaFX đi vào xem xét cách tính chỉ số S&P 500 như thế nào nhé!

Công thức tính chỉ số S&P 500 như thế nào?

Như đã đề cập, S&P 500 được tạo thành từ 500 công ty; do đó, bạn chỉ cần lấy tổng vốn hóa của 500 công ty trong danh sách và chia cho một ước số.

Ước số này là con số độc quyền được tạo ra bởi Standard & Poor. Nó có thể được điều chỉnh khi có sự phân chia cổ phiếu hay cổ tức mà ảnh hưởng đến giá trị của các chỉ số. Bên cạnh đó, ước số này cũng luôn đảm bảo các yếu tố phi kinh tế là không thể tác động đến nó.

Chúng ta có công thức tính S&P 500 như sau:

Chỉ số S&P500 = (Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty)/(Ước số)

Công thức tính chỉ số S&P 500

Ví dụ thực tế: Nếu tổng giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty thành phần là 14 tỷ USD và ước số hiện hành là 8,933 tỷ. Khi đó, chỉ số S&P 500 sẽ là 1,567. Một điều hiển nhiên của phép tính này là trọng số sẽ nghiêng về các công ty có vốn hóa lớn hơn. 

Cách tính toán trọng số của các công ty thành phần

Trọng số của mỗi công ty thành phần sẽ được tính toán như sau:

Trọng số công ty thành phần=(Vốn hóa thị trường của 1 công ty thành phần)/(Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty trong S&P 500)

Ví dụ thực tế: Vào ngày 24/01/2019, vốn hóa thị trường của Apple là 9.870 tỷ USD, trong khi đó Amazon lại có vốn hóa chỉ ở mức 1.400 tỷ USD. Tổng vốn hóa thị trường của cả 500 công ty lúc này là 650 nghìn tỷ USD. 

Khi đó, trọng số của từng công ty thành phần sẽ được tính toán như sau:

  • Trọng số của Apple = 9.870/650.000 = 1,5%
  • Trọng số của Amazon = 1.400/650.000 = 0,2%

Như vậy, có thể thấy rằng, những công ty có giá trị vốn hóa lớn sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến chỉ số. Từ đó, vô tình khiến các công ty có vốn hóa nhỏ bị lu mờ. 

6. CÁCH ĐẦU TƯ S&P 500

Nếu muốn đầu tư vào S&P 500 như những chỉ số khác trên thị trường chứng khoán Mỹ, bạn không thể đầu tư trực tiếp mà cần thông qua hợp đồng hay các quỹ. Theo đó, Trader Việt thường đầu tư vào chỉ số này thông qua các quỹ tương hỗ hoặc quỹ ETFs.

Tại Việt Nam, để giao dịch với S&P 500 hay bất kỳ chỉ số chứng khoán Mỹ nào khác, bạn cần lựa chọn một sàn môi giới uy tín để “chọn mặt gửi vàng”. Một số Broker hàng đầu và phổ biến nhất hiện nay như Exness, FXTM, FBS,…

Cách đầu tư vào S&P 500 cũng giống như bao sản phẩm tài chính khác, và điều quan trọng hơn hết là bạn cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về thị trường, kiên nhẫn, cũng như biết chấp nhận rủi ro. 

Đầu tư S&P 500

Bên cạnh đó, dù là nhà đầu tư chứng khoán Mỹ hay là một Trader trên thị trường tài chính thì việc theo dõi và cập nhật các tin tức về chỉ số S&P 500 là vô cùng cần thiết bởi nó phản ánh nền kinh tế của một cường quốc lớn nhất thế giới. Bạn nên nhớ rằng, việc nhận biết về sự biến động của S&P 500 hay Dow Jones Index, hoặc bất kỳ chỉ số chứng khoán nào cũng sẽ mở ra những cơ hội đầu tư tuyệt vời cho bạn.

Chính vì thế, hãy tập thói quen theo dõi biến động thị trường, cũng như phân tích các chỉ số chứng khoán hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng phân tích để có những giao dịch thuận lợi, đồng thời tránh các rủi ro cần thiết. 

7. TÓM LƯỢC

Như vậy, qua bài viết ngày hôm nay, TradaFX đã giới thiệu đến bạn về chỉ số S&P 500 là gì, cách hoạt động của S&P 500, cũng như phương pháp để đầu tư chỉ số này một cách hiệu quả nhất. Hi vọng, với những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đã hiểu rõ về khái niệm S&P 500, đồng thời có thể cân nhắc thêm nó để mở rộng danh mục đầu tư của mình.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chỉ số này, hãy comment bên dưới bài viết, TradaFX sẽ giải đáp ngay cho bạn.

Chúc bạn thành công!!!

4.9/10 - (9 votes)
Brokers Được Cấp Phép
AAAFx là công ty môi giới forex lâu đời có trụ sở chính tại Athens, Hy Lạp.
Được thành lập vào năm 2009 bởi Finvasia Group, Fxview có trụ sở tại Limassol, Cyprus
XM là một trong những sàn giao dịch ngoại hối hàng đầu thế giới
OANDA uy tín với thời gian trường tồn trên thị trường tài chính kéo dài gần 3 thập kỷ
FXGT hiện là đối tác uy tín tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia,Thailand và Châu Phi

Amega Global Ltd hiện là một công ty đầu tư, được cấp phép bởi FCA ( Mauritius ).

IG Nằm Trong Top Những Tổ Chức Hàng Đầu Về Giao Dịch Trực Tuyến.

Dukascopy là sàn giao dịch chuyên nghiệp,uy tín phù hợp với nhiều nhà giao dịch
Rakuten Securities là nhà môi giới ngoại hối,chỉ số đến từ tokyo

Tham gia IC Markets để trải nghiệm chênh lệch và điều kiện giao dịch tốt nhất.