Nasdaq là một nền tảng, thị trường điện tử toàn cầu để mua và bán chứng khoán. Sàn Nasdaq được xây dựng bởi Hiệp hội nhà giao dịch chứng khoán Mỹ (NASD) vào năm 1971.
Nasdaq là một nền tảng, thị trường điện tử toàn cầu để mua và bán chứng khoán. Sàn Nasdaq được xây dựng bởi Hiệp hội nhà giao dịch chứng khoán Mỹ (NASD) vào năm 1971.
Đối với các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư chứng khoán có lẽ không còn xa lạ gì với chỉ số Nasdaq. Nhưng đối với những người mới thì có thể đã đọc ở đâu đó về chỉ số này nhưng chưa hiểu rõ lắm.
Trong chuỗi kiến thức trade hôm nay tradafx sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu chi tiết về chỉ số Nasdaq. Ngoài ra giúp các bạn phân biệt được các thuật ngữ liên quan tới chỉ số Nasdaq 100, Nasdaq Composite Index.
Chỉ số Nasdaq là một nền tảng, thị trường điện tử toàn cầu để mua và bán chứng khoán. Sàn Nasdaq được xây dựng bởi Hiệp hội nhà giao dịch chứng khoán Mỹ (NASD) vào năm 1971.
Nasdag được coi là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai trên thế giới. Sàn giao dịch chứng khoán có trụ sở tại Hoa Kỳ này cũng là thị trường chứng khoán điện tử đầu tiên trên thế giới.
Thực tế, khi nhắc tới Nasdaq, các nhà giao dịch hay các nhà đầu tư đang đề cập tới chỉ số Nasdaq chứ không phải sàn giao dịch chứng khoán.
Sàn giao dịch chứng khoán điện tử đầu tiên trên thế giới Nasdaq được ra mắt vào năm 1971. Nasdaq là tên viết tắt của National Association of Securities Dealers Automated Quotations.
Ban đầu, nó được thành lập với tư cách là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Financial Industry Regulatory Authority (FINRA), sau này mới đổi tên thành NASD.
Đầu tiên, Nasdaq cho phép báo giá tự động và sau đó bắt đầu cung cấp các giao dịch cổ phiếu. Ý tưởng của sàn Nasdaq là kết hợp công nghệ để làm cho giao dịch điện tử trở nên phổ biến và hiệu quả nhất có thể.
Nasdaq nhanh chóng trở thành đối thủ của Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) khi nó ngày càng tập trung vào công nghệ như một yếu tố tạo sự khác biệt.
Khi các công ty công nghệ muốn niêm yết cổ phiếu công khai trong một đợt IPO, cam kết của Nasdaq đối với công nghệ đã thu hút nhiều công ty công nghệ khác nhau như Microsoft hay Oracle.
Nasdaq tiếp tục mở rộng thị trường chứng khoán thông qua hợp tác và mua lại. Nó đã mua lại Sở giao dịch chứng khoán Philadelphia và sau đó hình thành “quan hệ liên kết liên lục địa” đầu tiên với Sở giao dịch chứng khoán London vào năm 1992.
Năm 2006, Nasdaq đã tách khỏi đối tác sáng lập ban đầu – NASD và bắt đầu hoạt động như một sàn giao dịch chứng khoán quốc gia. Một năm sau đó, Nasdaq kết hợp với Scandinavian OMX và trở thành Nasdaq OMX Group.
Ban đầu, hệ thống giao dịch điện tử Nasdaq được tạo ra như một giải pháp thay thế cho hệ thống chuyên môn kém hiệu quả vốn là mô hình phổ biến trong gần một thế kỷ.
Sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq không có sàn giao dịch vật lý. Tất cả mọi thứ diễn ra trực tiếp giữa các nhà đầu tư tìm cách mua hoặc bán và các nhà tạo lập thị trường.
Nasdaq được thiết kế để cung cấp các báo giá tự động. Trong những năm sau khi thành lập, nó thường xuyên tạo điều kiện cho giao dịch phi tập trung (OTC), đến nỗi Nasdaq thường được gọi là thị trường OTC trên các phương tiện truyền thông và các ấn phẩm thương mại.
Sau đó, nó đã bổ sung các hệ thống giao dịch tự động có thể tạo báo cáo khối lượng và giao dịch, đồng thời trở thành sàn giao dịch đầu tiên cung cấp giao dịch trực tuyến.
Nếu ai hay xem tin tức thị trường chứng khoán thế giới, có thể thấy quen thuộc với việc các phóng viên tài chính truyền hình trực tiếp cập nhật thông tin trước một bảng giá lớn. Các bảng giá đó nằm trong Market Site Studio. Về cơ bản, Market Site bao gồm:
– Giao diện: Nơi các đại lý, các nhà môi giới và các nhà tạo lập thị trường có quyền truy cập vào hệ thống.
– Công cụ khớp lệnh: Một hệ thống máy tính kết nối người mua và người bán khi giá của họ khớp nhau.
– Dịch vụ báo giá: Cung cấp dữ liệu giá mua và giá bán mà NASDAQ cung cấp.
Tất nhiên, có nhiều dịch vụ khác được cung cấp bên trong sàn giao dịch, bao gồm các dịch vụ phát sóng, lưu trữ hồ sơ và sao lưu của MarketSite. Nhưng ba dịch vụ được mô tả ở trên là quan trọng nhất.
Sàn giao dịch Nasdaq thường mở cửa vào các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, đóng cửa thứ Bảy và Chủ nhật. Giao dịch bắt đầu vào lúc 09:30 AM (giờ ET). Phiên giao dịch thường kéo dài khoảng 6.5 giờ và đóng phiên vào lúc 4 giờ chiều (giờ ET).
Tuy nhiên, sàn chứng khoán Nasdaq cũng mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia vào các phiên đặc biệt trước khi phiên thông thường bắt đầu và sau khi kết thúc.
Các phiên đặc biệt này được gọi là “phiên trước giờ mở cửa” (tiếng Anh: Pre Market trading hours) bắt đầu từ 04:00 AM – 09:30 AM (ET) và từ 04:00 PM – 08:00 PM (ET) các ngày trong tuần.
Ngoài ra, sàn Nasdaq cũng đóng cửa sớm lúc 1 giờ chiều (ET) vào ngày thứ Sáu sau Lễ tạ ơn (25/11) và vào đêm Giáng sinh nếu rơi vào một ngày trong tuần.
Như đã đề cập phía trên, khi nhắc tới Nasdaq, phần nhiều các nhà giao dịch thường liên tưởng tới chỉ số Nasdaq, một chỉ số chứng khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq.
Tính đến tháng 4 năm 2021, có khoảng 3,097 chứng khoán niêm yết tại Nasdaq.
Được mệnh danh “Sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai trên thế giới”, Nasdaq cũng điều hành hai chỉ số chứng khoán chính tuỳ thuộc vào các công ty giao dịch trên sàn bao gồm: Nasdaq Composite Index (Chỉ số Nasdaq Composite) và chỉ số Nas100 (Nasdaq 100 Index).
Chỉ số tổng hợp Nasdaq hay Nasdaq Composite là một trong những chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất. Mã chứng khoán (Ticker Symbol) của chỉ số Nasdaq Composite là IXIC.
Nasdaq Composite Index được tính theo vốn hoá thị trường của các thành phần cơ bản của nó. Điều này có nghĩa là khi cổ phiếu của các công ty lớn biến động, nó có ảnh hưởng đến chỉ số nhiều hơn so với biến động cổ phiếu từ các công ty nhỏ.
Vì một số công ty lớn nhất thế giới được niêm yết trên sàn Nasdaq nên chỉ số này có ảnh hưởng khá lớn. Trên thực tế, 10 cổ phiếu hàng đầu trong cổ phiếu Nasdaq Composite chiếm 1/3 kết quả hoạt động của chỉ số.
Một số công ty hàng đầu trong chỉ số Nasdaq Composite gồm:
Vì có sự tập trung cao của các công ty công nghệ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq, Nasdaq Composite thường được coi là thước đo tiêu chuẩn cho hoạt động của toàn ngành công nghệ.
Nasdaq Composite là một trong những chỉ số chứng khoán được theo dõi rộng rãi nhất ở Mỹ và thường là một trong ba chỉ số thường được các nhà bình luận thị trường trích dẫn cùng với chỉ số Dow Jones và S&P 500.
Chỉ số Nas100 hay Nasdaq 100 (mã chứng khoán: NDX) cũng được theo dõi rộng rãi nhưng thường bị nhầm lẫn với chỉ số Nasdaq Composite. Tuy nhiên, Nasdaq 100 và Nasdaq Composite cũng có một số khác biệt nhất định.
Chỉ số Nasdaq Composite bao gồm tất cả các cổ phiếu Nasdaq trong nước và quốc tế được niêm yết trên sàn Nasdaq. Trong khi đó, chỉ số Nas100 là chỉ số tăng trưởng vốn hoá lớn và chỉ bao gồm 100 công ty phi tài chính trong nước và quốc tế dựa trên vốn hoá thị trường.
Ngoài ra, các cổ phiếu trong chỉ số Nas100 trước đây không có bất cứ tiếp xúc với bất kỳ cổ phiếu tài chính nào.
Tỷ trọng của các cổ phiếu công nghệ trong chỉ số Nasdaq 100 và Nasdaq Composite khác nhau. Một số cổ phiếu hàng đầu của Mỹ thậm chí có thể không nằm trong bảng xếp hạng hàng đầu.
Chỉ số Nas100 bao gồm nhiều ngành, chẳng hạn như công nghệ, bán lẻ, công nghiệp, viễn thông, chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải và truyền thông.
Nasdaq 100 được tính tỷ trọng theo tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành. Khi giá trị của một công ty thay đổi, giá trị của chỉ số chứng khoán này cũng thay đổi theo.
Nếu được liệt kê trong chỉ số Nas100, điều đó có thể ảnh hưởng mạnh tới thành công tài chính và tin tức của công ty đó. Các công ty được xếp hạng từ 101 đến 125 sẽ chỉ ở lại nếu họ nằm trong top 100 trong năm trước. Tuy nhiên, nếu họ không thể quay trở lại top 100 năm trong năm hiện tại, họ sẽ bị loại.
Có nhiều cách (chẳng hạn như quyền chọn, hợp đồng tương lai, trái phiếu đồng niên annuity) để các nhà đầu tư có thể tiếp cận đầu tư vào chỉ số Nasdaq 100. Cách đơn giản nhất để đầu tư vào các công ty trong chỉ số Nasdaq là thông qua các quỹ ETF và các quỹ chỉ số.
Khi bạn mua cổ phiếu của các quỹ ETF và các quỹ chỉ số, bạn đang mua một danh mục chứng khoán. Chúng có thể chứa hàng trăm hoặc hàng nghìn cổ phiếu của công ty, tuỳ thuộc vào chỉ số bạn chọn, chỉ số này sẽ đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn ngay lập tức.
4.1. Cách đầu tư vào chỉ số Nas100
QQQ và QQEW được coi là hai quỹ ETF đáng tin cậy và nổi tiếng được chính Nasdaq đề xuất khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào chỉ số Nas100.
– Invesco QQQ Trust Series 1, quỹ ETF “20 năm tuổi” là một trong những cách đầu tư phổ biến và lâu đời nhất vào Nasdaq 100. Đây là quỹ ETF lớn thứ năm với 76.96 tỷ USD tài sản được quản lý, có tỷ lệ chi phí là 0.20% và là một trong những quỹ ETF có tính thanh khoản cao nhất tại Hoa Kỳ.
Các nhà đầu tư cần nhớ rằng, QQQ có tỷ trọng giống như Nasdaq 100. Vậy nên các công ty có vốn hóa thị trường cao hơn sẽ có tỷ trọng cao hơn trong chỉ số.
– First Trust Nasdaq-100 Equal Weighted Index Fund (QQEW) cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội nắm giữ các cổ phiếu trong chỉ số Nasdaq 100 với trọng số như nhau. Ra mắt vào tháng 4 năm 2006, quỹ ETF này có khoảng 604.86 triệu đô la tài sản được quản lý và tỷ lệ chi phí là 0.6%.
4.2. Cách đầu tư vào chỉ số Nasdaq Composite
Thực tế, bạn không thể đầu tư trực tiếp vào các chỉ số Nasdaq Composite. Tuy nhiên, tương tự như chỉ số Nas100, bạn có thể đầu tư thông qua các quỹ tương hỗ hoặc các quỹ ETF với chi phí rất thấp.
Dưới đây là hai quỹ có hiệu suất giống như chỉ số Nasdaq Composite mà các nhà đầu tư có thể tham khảo:
– Fidelity Nasdaq Composite Index Fund (FNCMX) – Mục tiêu của quỹ chỉ số này là cung cấp kết quả phản ánh chặt chẽ giá và lợi nhuận của Nasdaq Composite.
– Fidelity Nasdaq Composite Index ETF (ONEQ) – Quỹ ETF này đầu tư 80% tài sản của mình vào các công ty nằm trong chỉ số Nasdaq Composite.